Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Khỏi Bệnh?
Bệnh thoát vị đĩa đệm do nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình nhất là do quá trình lão hóa, tư thế hoạt động sai cách, đặc thù công việc, thói quen sống và tuổi lớn,… Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công việc cũng như đời sống. Đặc biệt có thể để lại những di chứng, biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài việc dùng thuốc, việc xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để làm chậm quá trình lão hóa, giúp xương chắc khỏe hơn mỗi ngày?
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, do tính chất công việc, thói quen sinh hoạt,… Việc bị thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vĩ địa đệm,… còn có thể do người bệnh không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Không chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà thiếu dinh dưỡng còn làm chậm thời gian phục hồi các tổn thương.
Do đó, việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe xương khớp là điều cần thiết. Bởi đây được xem là tiền đề góp phần tái tạo xương, mô sụn, ổn định cấu trúc cột sống, giúp cột sống dẻo dai, vững chắc theo thời gian. Nếu bạn đang tìm hiểu vấn đề thoát vị đĩa đệm ăn gì tốt thì có thể tham khảo những gợi ý sau đây:
Nhóm thực phẩm giàu Glucose
Glucose giúp tạo năng lượng cho các hoạt động như đi bộ, xem TV, chơi thể thao, đọc sách, làm việc,… Tuy nhiên, ít ai biết rằng, glucose còn giúp chữa lành đĩa đệm cột sống tổn thương. Để bổ sung glucose, bạn có thể dung nạp thông qua việc ăn hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nâu,…
Nhóm thực phẩm giàu Glucosamine
Thực chất, glucosamine là một dạng của glucose. Thành phần được chứng minh là có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống. Được biết, tôm và các loại hải sản là những thực phẩm có chứa hàm lượng glucosamine dồi dào nhất.
Ngoài ra, mọi người có thể bổ sung glucosamine trong các loại thực phẩm chức năng. Kể cả trong trường hợp bị bệnh tiểu đường, bạn cũng có thể bổ sung thành phần này thông qua các viên uống chức năng, bởi điều này không làm ảnh hưởng tới việc hấp thụ insulin. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng với các thành phần có trong sản phẩm thì chỉ nên bổ sung thông qua việc dung nạp thực phẩm hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm ăn gì tốt? Vitamin A
Đây là chất dinh dưỡng mang tới nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt tốt cho mắt và đĩa đệm cột sống. Vitamin A có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào sụn trưởng thành để giúp chúng trở nên chắc khỏe. Bên cạnh đó, thành phần này cũng giúp hình thành xương cột sống và hỗ trợ điều trị đĩa đệm đang bị tổn thương.
Các loại thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến như sữa, bơ, trứng, bí đỏ, cà rốt, thịt bò, khoai lang,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị gãy xương, mọi người chỉ nên dùng tối đa 2000mg vitamin A mỗi ngày.
Thực phẩm giàu protein
Cho những bạn chưa biết, protein là thành phần chính tạo nên cấu trúc xương khớp. vậy nên việc tăng cường thực phẩm giàu protein trong khẩu phần ăn uống hàng ngày sẽ giúp duy trì chức năng xương khớp, củng cố hệ xương chắc khỏe. Đặc biệt, protein trong máu còn giúp mang canxi tới xương.
Nguồn thực phẩm giàu protein mà bạn có thể sử dụng là thịt bò, trứng gà, sữa chua, hạt hạnh nhân, tôm, cá, bông cải xanh,….
Người bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung canxi
Mặc dù đĩa đệm của chúng ta không được cấu tạo từ canxi nhưng thành phần này có khả năng chữa lành và giúp xương cột sống chắc khỏe hơn. Khi xương chắc khỏe, chúng có thể làm giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống. Từ đó hạn chế tình trạng thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý khác một cách hiệu quả.
Vậy đâu là nguồn thực phẩm có chứa nhiều canxi mà bạn có thể bổ sung? Được biết, phô mai, sữa chua, sữa, bơ và một số loại rau xanh, đậu hũ, đậu phộng,… là nguồn cung cấp canxi tự nhiên rất dồi dào mà bạn có thể dung nạp mỗi ngày. Tuy nhiên, để thúc đẩy hấp thụ canxi tốt, bạn cần bổ sung thêm vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc qua thực phẩm.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Omega 3
Axit omega 3 có thể làm giảm đau, giảm viêm ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Vậy nên khi được hỏi thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dung nạp những thực phẩm có chứa omega 3.
Các loại hạt như: Hạt macca, quả óc chó, hạnh nhân,… hay các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ là những nguồn thực phẩm giàu chất béo omega 3 mà bạn có thể bổ sung. Ngoài ra, nguồn axit béo này còn được tìm thấy trong dầu cá hay các thực phẩm bổ sung khác.
Vitamin D
Đây là chất trung gian giúp cơ thể có thể hấp thu canxi một cách dễ dàng. Vậy nên để có thể hấp thu canxi tối đa, những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cùng cần bổ sung thêm hàm lượng vitamin D trong chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó, những thực phẩm có hàm lượng vitamin D dồi dào có thể kể đến như cá hồi, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc yến hạt, nước cam, cá trích, tôm, nấm,…
Thực phẩm chứa vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt với người bị thoát vị đĩa đệm. Bởi vitamin C đóng vai trò như một chất chống oxy hóa có khả năng chữa lành cơ, gân, dây chằng và đĩa đệm bị tổn thương. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp xương khớp vững chắc, khỏe mạnh hơn.
Những thực phẩm giàu vitamin C mà bạn không thể bỏ qua trong thực đơn ăn uống hàng ngày có thể kể đến như: Bông cải xanh, ớt chuông đỏ, ớt chuông xanh, kiwi, cam quýt, cà chua, dâu tây, khoai lang,…
Magie và vitamin K
Magie và vitamin K góp phần tổng hợp protein hình thành trong xương, duy trì mức độ khoáng hóa của xương ổn định. Theo đó, các bạn có thể tìm thấy magie trong các loại ngũ cốc, bánh mì, hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân. Ngoài ra, maige còn có trong các loại rau màu xanh đậm như rau bina, rau cải xoăn, bông cải xanh, bơ và kiwi.
Mặt khác, vitamin K lại có nhiều trong gan động vật, thịt heo, sản phẩm từ sữa, rau bina, bông cảnh xanh và măng tây.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thực phẩm chứa vitamin E
Vitamin E được bổ sung vào cơ thể sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, làm lành các mô bị tổn thương nhanh chóng. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn không biết thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì có thể bổ sung vitamin E thông qua các thực phẩm như cải xoăn, rau bina, cải cầu vồng, hạt mè, hướng dẫn, ngô,…
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?
Song song với đó, người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì cũng là vấn đề mà bạn cần nắm được. Bởi việc dung nạp những thực phẩm không lành mạnh, không phù hợp có thể kích hoạt chứng viêm, làm các cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh:
Đường tinh chế
Đường tinh chế – những thực phẩm có chứa nhiều đường là một trong những thực phẩm cần tránh khi bị thoát vị đĩa đệm. Bởi việc dùng quá nhiều đường tinh chế không chỉ khiến các tổn thương sưng viêm nặng hơn mà còn gây nên tình trạng tăng cân, béo phì. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng như làm các cơn đau đĩa đệm trở nên tồi tệ hơn.
Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì? Ngũ cốc tinh chế
Các thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc tinh chế thường kích thích vị giác nên được nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, thực phẩm có chứa nhiều ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, thành phẩm ngũ cốc, pizza,… lại gây tăng đột biến insulin, gây viêm khớp. Vì vậy nên bạn nên hạn chế dùng ngũ cốc tinh chế, thay vào đó nên dùng ngũ cốc nguyên hạt.
Sản phẩm chứa nhiều sữa
Sữa – các sản phẩm từ sữa khác thường được quảng bá là một phần cần thiết trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, những sản phẩm sữa ngọt thường khiến cơ thể một lượng đường lớn nên dễ gây sưng viêm. Thực tế cũng cho thấy có không ít người không dung nạp được đường sữa. Điều này có nghĩa là cơ thể họ sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa. Chính vì thế, tốt nhất mọi người nên dùng sữa không đường hoặc dùng sữa hạt để giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh lý một cách hiệu quả, an toàn hơn.
Thực phẩm có nhiều hóa chất
Nhóm thực phẩm này không chỉ gây hại tới sức khỏe tổng thể nói chung mà còn khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Thực phẩm có màu, chất bảo quản, chất phụ gia không phải là lựa chọn tốt với cơ thể người bệnh. Thay vào đó, mọi người nên ăn những thực phẩm càng tự nhiên càng tốt. Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào, mọi người cũng nên đọc kỹ nhãn mác, thành phần để tránh dung nạp những thực phẩm có hại cho sức khỏe.
Dầu thực vật
Phần lớn các loại rau đều có chứa hàm lượng axit béo omega 6 – những axit béo này không hẳn xấu nhưng khi bạn ăn nhiều axit béo omega 6 hơn omega 3 sẽ kích thích phản ứng viêm. Hơn nữa, nếu dùng dầu thực vật nấu ăn, bạn chỉ nên dùng với một lượng nhỏ để tránh dư thừa omega 6.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? Một trong những thực phẩm cần kiêng với người bị thoát vị đĩa đệm chính là đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo bão hòa. Bởi nhóm thực phẩm này có nguy cơ làm tăng chứng viêm khớp, tăng trọng lượng cơ thể và gây sức ép lên hệ xương khớp.
Một số thực phẩm nhiều dầu mỡ mà người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh là đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến dưới dạng chiên xào, thực phẩm đóng hộp,…
Thoát vị đĩa đệm kiêng gì? Thực phẩm giàu đạm, các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ là nguồn cung protein tuyệt vời nhưng việc ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ khiến bạn bị đau lưng. Bởi trong thịt đỏ có chứa chất neu5gc – thành phần có thể sản sinh triệu chứng viêm nặng. Vậy nên thay vì bổ sung thịt đỏ để cung cấp protein cho cơ thể, các bạn có thể bổ sung qua các nguồn thực phẩm khác như trứng, sữa hạt, tôm và hải sản,…
Thực phẩm dễ tăng cân
Đồ ăn được chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh mì trắng, mì ống, bánh snack, sữa nguyên kem,… là những thực phẩm có thể dẫn tới tình trạng tăng cân nhanh và không tốt cho xương. Bởi khi trọng lượng cơ thể tăng lên, hệ xương sẽ phải đảm đương nhiệm vụ chống đỡ cơ thể, lâu dần sẽ gây ra những bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, gù lưng,…
Thực phẩm purin và fructozo
Cả purin và fructozo là những chất làm tăng nguy cơ viêm khiến bệnh thoát vị đĩa đệm nặng hơn. Được biết, thịt gia cầm, dưa muối, cà muối, nội tạng động vật,… là những thực phẩm có chứa purin và fructozo mà bạn cần tránh nếu đang có vấn đề về xương khớp hay bệnh lý về đĩa đệm.
Đồ uống có cồn, chất kích thích
Thức uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá làm suy giảm hệ miễn dịch và sản sinh ra những chất gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, chúng còn làm tăng cảm giác đau nhức, ảnh hưởng tới quá trình điều trị và phục hồi bệnh lý. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp sử dụng chất có cồn, chất kích thích nhiều còn khiến cột sống, xương khớp thoái hóa nhanh hơn.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống khi bị thoát vị đĩa đệm
Bất cứ loại thực phẩm nào khi đưa vào cơ thể đều tác động trực tiếp tới sức khỏe, đặc biệt là với những trường hợp đang có bệnh lý sẵn. Vậy nên ngoài quan tâm tới vấn đề thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì, các bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Mặc dù các chất dinh dưỡng tốt và cần thiết trong việc cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn.
- Cách bạn chế biến món ăn có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể nên hãy tới gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kèm theo các hoạt động thể chất thích hợp.
- Thịt nạc hầm sung, thịt dê hầm cà rốt, cháo hạt sen đậu xanh, gà ác hầm tam thất, canh bí ninh xương,… là những món ăn thường được khuyến khích nên sử dụng cho những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm.
- Mọi người có thể sử dụng gạo lứt thay vì cơm trắng sẽ tốt hơn cho người bị thoát bị đĩa đệm.
- Thuốc lá tuy không phải thực phẩm nhưng nếu bạn đang sử dụng sản phẩm độc hại này thì nên cố gắng “cai” càng sớm càng tốt.
- Nếu muốn sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Ngoài ra, các bạn cũng cần tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, không nên ngồi một chỗ quá lâu. Đồng thời hãy chủ động tới bệnh viện thăm khám sức khỏe thường xuyên và định kỳ để sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường.
Việc nắm được thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì là điều chất thiết để giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, các bạn cần thăm khám tại những chuyên khoa uy tín, điều trị tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tập luyện khoa học để giúp bảo vệ xương khớp cũng như giúp bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!