Đau Nhức Xương Khớp Ở Người Già: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Tuổi càng cao đồng nghĩa rằng các bộ phận trên cơ thể càng lão hóa nhanh hơn, đặc biệt là hệ xương khớp. Những cơn đau, nhức mỏi xuất hiện liên tục không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống, tăng ngụy cơ mắc các bệnh mãn tính khác. Vậy hiện tượng đau nhức xương khớp ở người già có nguyên nhân do đâu, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Bạn đọc có thể cùng tham khảo nội dung được chia sẻ ở bài viết dưới đây để có cho mình những kiến thức hữu ích. 

Triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp ở người già

Bệnh lý về xương khớp chủ yếu xuất hiện ở người già bởi tuổi càng cao thì chất lượng hệ xương khớp sẽ suy giảm, dần thoái hóa. Lúc này các cơ xương kém linh hoạt, đồng thời sụn khớp bị mòn dần, người bệnh có cảm giác đau nhức, tê bì chân tay, khả năng vận động hạn chế.

Phần lớn những đối tượng từ 50 tuổi trở lên sẽ thấy rõ biểu hiện của bệnh xương khớp, các cơn đau xuất hiện khi vận động mạnh, thời tiết thay đổi hoặc mỗi sáng sau khi thức dậy. Từ cảm giác đau nhức, người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như thoái hóa khớp, loãng xương, giòn xương, viêm khớp,…

Đau nhức xương khớp ở người già gây cản trở vận động
Đau nhức xương khớp ở người già gây cản trở vận động

Bệnh đau nhức xương khớp ở người già thường có các triệu chứng cụ thể như:

  • Đau thường xuyên với mức độ nặng hơn khi bạn cử động mạnh, di chuyển nhiều hoặc mang vác đồ vật nặng.
  • Có biểu hiện cứng khớp gối, khớp vai.
  • Khó khăn khi đi lại, hạn chế vận động, không thể sinh hoạt như bình thường.
  • Cơn đau nhức có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp, chủ yếu ở khớp háng, khớp gối, vùng cổ vai gáy, thắt lưng.
  • Ổ khớp thường xuyên tê cứng, nhất là sau khi ngủ dậy.
  • Người bệnh có thể bị tê bì, ngứa ran, châm chích ở khu vực xương khớp bị chèn ép dây thần kinh.

Người già bị đau nhức xương khớp vô cùng đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, do đó bạn không nên chủ quan. Tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ và nhận phác đồ điều trị phù hợp

Đau nhức xương khớp ở người già có nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều yếu tố tác động khiến người lớn tuổi thường xuyên gặp các vấn đề về xương khớp. Việc tìm hiểu tác nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng, đồng thời có biện pháp ngăn ngừa tốt hơn.

Theo đó, những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người già bao gồm:

Nguyên nhân ngoại sinh

Bệnh nhân bị bệnh xương khớp có thể do các yếu tố bên ngoài tác động, bao gồm thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, tính chất công việc, thời tiết hoặc chấn thương. Cụ thể:

  • Do thoái hóa: Từ 45 tuổi trở đi, cơ thể bắt đầu có biểu hiện lão hóa, các cơ quan bên trong bị suy giảm chức năng. Đặc biệt lão hóa khiến hệ xương khớp kém linh động, các khớp không được bôi trơn, rất dễ gãy, giòn, gây đau đớn khi làm việc, sinh hoạt, di chuyển. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp ở người già.
  • Thời tiết thay đổi: Nếu thời tiết thay đổi thất thường hoặc vào thời khắc giao mùa, nhiệt độ tăng – giảm nhanh cũng khiến cơ thể không kịp thích nghi, hệ xương khớp bị ảnh hưởng. Đặc biệt yếu tố này cũng gây ra tình trạng khô khớp, do đó người già thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu ở các vị trí xương, khớp, phổ biến nhất là đau khớp gối.
Thời tiết thay đổi khiến các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn
Thời tiết thay đổi khiến các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn
  • Thừa cân: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đối tượng thừa cân, béo phì có nguy cơ bị bệnh xương khớp cao hơn người bình thường. Lý do là bởi các khớp xương trong cơ thể phải chịu nhiều áp lực trong mọi tình huống, về lâu dài rất dễ bị giòn xương, loãng xương, viêm khớp, chức năng hệ xương khớp suy giảm, gây ra những cơn đau nhức thường xuyên.
  • Chấn thương: Trong quá trình làm việc, sinh hoạt, vận động hay chơi thể thao, chúng ta có khả năng bị va đập, tai nạn và những chấn thương ngoài ý muốn. Lúc này các khớp, xương, dây chằng và mô mềm bị tổn thương. Người bệnh có xu hướng gặp những cơn đau nhức ngay tại thời điểm chấn thương hoặc một thời gian sau đó. Nhiều trường hợp gặp tai nạn lúc trẻ, khi về già thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, khả năng vận động giảm hẳn.
  • Ít vận động: Nếu khi còn trẻ bạn có thói quen ít vận động, làm việc ở một tư thế trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp khi về già. Ngoài ra, người lớn tuổi đa số thường lười vận động khiến các khớp co cứng, kém linh hoạt nên chỉ một tác động nhỏ cũng gây ra hiện tượng đau đớn.
  • Vận động quá mức: Mặc dù được khuyến khích nên thường xuyên vận động, di chuyển, tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên với người già chỉ nên vận động ở mức độ vừa phải. Nếu tập luyện, làm việc quá nhiều khiến ổ khớp và cấu trúc cột sống bị chèn ép, dễ ma sát vào nhau và dẫn đến đau nhức xương khớp ở người già.
  • Chế độ ăn thiếu chất: Hệ xương khớp chỉ đảm bảo được các chức năng khi bạn bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Nếu chế độ ăn nghèo nàn chất dinh dưỡng, ăn quá ít, đặc biệt là thiếu hụt canxi, vitamin D, omega – 3 sẽ khiến khớp, xương, cơ nhanh chóng suy yếu, dễ bị bào mòn và gặp những tổn thương.
  • Lạm dụng chất kích thích: Chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá khiến sức khỏe tổng thể bị suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm các vấn đề về xương khớp. Do vậy, những đối tượng lạm dụng quá nhiều chất kích thích trong thời gian dài rất dễ bị đau nhức xương khớp ở người già.
Chế độ ăn thiếu chất làm suy giảm chất lượng xương khớp
Chế độ ăn thiếu chất làm suy giảm chất lượng xương khớp

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những tác nhân ngoại sinh kể trên, người già bị đau nhức xương khớp có thể do nguyên nhân bệnh lý:

  • Viêm gân bánh chè: Hiện tượng xương khớp bị đau nhức, khó chịu có khả năng cao xuất phát từ bệnh viêm gân bánh chè. Triệu chứng điển hình của bệnh là các khớp bị viêm, lâu dần sẽ tổn thương nghiêm trọng. Chắc chắn người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau, giảm khả năng vận động.
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Đây là tình trạng túi hoạt dịch xuất hiện ở vị trí đầu gối bị tổn thương. Nếu không được xử lý sớm, viêm bao hoạt dịch đầu gối có thể gây nhiễm trùng, kèm theo đó là hiện tượng đau nhức dữ dội.
  • Bệnh gout: Gout là bệnh lý phổ biến hiện nay, có tỷ lệ mắc cao ở người trung niên. Biểu hiện của bệnh gout là đau khớp nghiêm trọng, nhất là ở gối, tay, chân, đồng thời người bệnh còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khi không có biện pháp can thiệp. Không chỉ gặp cơn đau nhức xương khớp mà bạn còn có nguy cơ cao bị tàn phế.
  • Thoái hóa khớp: Như đã nói, càng lớn tuổi, cơ thể càng lão hóa dần, khi đó khả năng tiết dịch bôi trơn sụn khớp giảm dần, khiến lớp sụn khô cùng, dần bị bào mòn. Lúc này phần xương sụn cũng bị tác động, thay đổi cấu trúc và dễ hình thành gai xương, ảnh hưởng đến các đầu xương. Thoái hóa khớp tạo áp lực, chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm chính là hiên tượng nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, lúc này sẽ chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống. Những người bị thoát vị đĩa đệm thường bị đau nhức ở vùng thoát vị, đồng thời đau dọc theo dây thần kinh bị chèn ép.
  • Loãng xương: Đây là hiện tượng mật độ xương giảm dần, do đó xương dễ giòn, gãy và tổn thương. Ban đầu người bệnh sẽ gặp hiện tượng đau lưng, sau đó sẽ đau nhức ở nhiều khu vực khác trên cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức xương khớp ở người già
Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức xương khớp ở người già

Đau nhức xương khớp ở người già có ảnh hưởng thế nào?

Đau nhức xương khớp ở người già là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, cụ thể:

  • Cản trở sinh hoạt: Bất kỳ đối tượng nào gặp các vấn đề về xương khớp cũng khiến khả năng vận động bị hạn chế, từ đó khó khăn trong quá trình làm việc, vận động, sinh hoạt, cầm nắm, mang vác đồ vật, thậm chí có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người thân khi sinh hoạt cá nhân.
  • Gây mất ngủ: Hiện tượng đau nhức xuất hiện thường xuyên, liên tục với mức độ tăng dần nếu không được điều trị từ sớm. Khi đó người bệnh dễ mất ngủ hơn. Việc mất ngủ trong thời gian dài gây suy nhược cơ thể, đồng thời khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mắc bệnh lý khác: Khi đau nhức xương khớp ở người già, bệnh nhân có xu hướng ít di chuyển, vận động, có thói quen ngồi 1 chỗ và không tập thể dục thể thao. Đây chính là lý do quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị hạn chế, các cơ quan bị ảnh hưởng, tiềm ẩn nguy cơ bị cao huyết áp, tiểu đường,…
  • Ảnh hưởng tâm lý: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối tượng bị bệnh xương khớp có khả năng cao rơi vào trầm cảm, ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề.
  • Biến chứng khác: Đau nhức xương khớp ở người già khi không có biện pháp xử lý có thể tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm như gãy xương, hoại tử xương, viêm nhiễm, thoái hóa khớp, chảy máu khớp, thậm chí gây tàn phế.
Đau nhức xương khớp ở người già gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Đau nhức xương khớp ở người già gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách cải thiện chứng đau nhức xương khớp ở người già

Điều trị chứng đau nhức xương khớp ở người già có nhiều cách, tùy từng trường hợp với nguyên nhân, mức độ bệnh khác nhau sẽ có phương pháp cải thiện không giống nhau. Hiện tượng này gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, do đó người bệnh không nên chủ quan, cần can thiệp từ sớm. Tốt nhất bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn chi tiết về lên phác đồ chữa trị phù hợp.

Mẹo dân gian giảm đau nhanh

Mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên, lành tính, an toàn với cơ thể, tuy nhiên chỉ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng đối với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Thêm vào đó, biện pháp này thường cho hiệu quả chậm, tùy thuộc vào cơ địa của từng người, bởi thế người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đạt được kết quả như mong muốn.

Dùng ngải cứu

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ngải cứu có chứa tinh dầu, chất kháng sinh, flavonoid, sterol, coumarin hoạt động như chất gây tê nhẹ. Do đó sử dụng ngải cứu sẽ hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau nhức xương khớp, kháng viêm, đẩy lùi tình trạng sưng ở khu vực khớp tổn thương.

Y học cổ truyền thường xuyên dùng ngải cứu trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp bởi nguyên liệu này có tính ấm, cho khả năng giảm đau, giữ ấm các khớp, trừ phong thấp, chống trì trệ khí huyết.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, mang rửa sạch và để ráo nước.
  • Tiếp đó cho ngải cứu lên chảo, thêm ít rượu gạo để rang nóng, đến khi có mùi thơm đặc trưng.
  • Lúc này bạn cho nguyên liệu đã sao nóng vào miếng vải mỏng, sạch để cố định và chườm trực tiếp lên vị trí đang bị đau nhức.
  • Đắp lá cho đến khi hết nóng thì bỏ ra, chú ý cẩn thận để tránh gây bỏng da.

Sử dụng rượu tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn, thơm ngon mà còn có mặt nhiều trong các mẹo dân gian chữa bệnh. Người ta tìm thấy các hoạt chất trong tỏi giúp ổn định đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt hàm lượng dồi dào allicin trong nguyên liệu này giúp kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, làm giảm các cơn đau xương khớp nhanh chóng.

Người bệnh có thể dùng tỏi ngâm rượu và xoa lên vị trí bị tổn thương
Người bệnh có thể dùng tỏi ngâm rượu và xoa lên vị trí bị tổn thương

Ngoài ra, chất chống oxy hóa của tỏi có tác dụng bảo vệ sụn khớp tránh khỏi tác động của gốc tự do, đồng thời một số khoáng chất như canxi, kali, magie sẽ giúp xương khớp thêm cứng cáp, chắc khỏe.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 kg tỏi, 2 lít rượu trắng khoảng 40 độ.
  • Tỏi bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi phơi khô nước, sau đó thái thành lát mỏng.
  • Tiếp đến cho tỏi vào bình thủy tinh sạch, thêm rượu vào rồi đậy kín nắp, bảo quản ở nơi thoáng mát trong ít nhất 14 ngày.
  • Người bệnh đau nhức xương khớp sử dụng rượu tỏi để xoa bóp lên khu vực bị tổn thương, 2 – 3 lần mỗi ngày và kiên trì liên tục sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể.

Rau ngổ đẩy lùi cơn đau xương khớp

Với chứng đau nhức xương khớp ở người già, bạn hoàn toàn có thể sử dụng rau ngổ để đẩy lùi những cơn đau nhức, khó chịu. Loại rau này thường được dùng để tăng thêm hương vị cho các món ăn nhưng ít người biết đến khả năng chữa bệnh của nó.

Theo ghi chép của Y học cổ truyền, rau ngổ có vị cay, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng. Ngoài ra, Y học hiện đại cũng công nhận tác dụng của rau ngổ bởi có chứa các thành phần hoạt chất như vitamin, glucid, protid, carotenoid, flavonoid cho khả năng chống viêm, kháng khuẩn, đẩy lùi các triệu chứng đau nhức xương khớp cực kỳ tốt.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm rau ngổ tươi, rửa sạch và để ráo nước.
  • Tiếp đến ngâm rau ngổ trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tạp chất.
  • Lúc này bạn cho vào nồi, thêm 1 lít nước, đun sôi trong 7 phút.
  • Cuối cùng, cho nước ra cốc, chờ nguội bớt thì uống trực tiếp, áp dụng hàng ngày đến khi bệnh tình được cải thiện.
Dùng rau ngổ cải thiện các triệu chứng của bệnh
Dùng rau ngổ cải thiện các triệu chứng của bệnh

Sử dụng thuốc Tây y

Một số trường hợp đau nhức xương khớp ở người già với mức độ nghiêm trọng, cơn đau dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây để giảm đau nhanh, đồng thời ức chế quá trình viêm nhiễm. Chú ý thuốc Tây y mặc dù cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng chỉ định. Do vậy bạn không được tự ý sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn uống thuốc.

  • Thuốc giảm đau: Sau khi thăm khám, những đối tượng bị đau nhức xương khớp có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau liều nhẹ, có thể kể đến như Panadol, Paracetamol, Codein. Các loại thuốc này vừa giúp giảm đau nhanh, vừa có thể hạ sốt, tuy nhiên chỉ phù hợp với bệnh nhân bị đau do yếu tố ngoại sinh và ở mức độ nhẹ. Người bệnh không nên sử dụng quá 4g/ngày để tránh gây tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Đây còn được biết đến là thuốc NSAID thường xuất hiện nhiều trong phác đồ điều trị bệnh xương khớp. Thuốc kháng viêm không steroid như Diclofenac, Aspirin, Naproxen cho tác dụng chống viêm, ức chế các phản ứng viêm trong cơ thể, cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu cho người dùng.
  • Thuốc giãn cơ: Trong phác đồ điều trị bệnh xương khớp, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuocs giãn cơ để kích thích não bộ thả lỏng hệ cơ xung quanh vùng xương khớp bị tổn thương. Từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, mất dần cảm giác đau nhức, khó chịu. Tùy thuộc vào mức độ đau nhức và tổn thương, bác sĩ sẽ kê thuốc dạng viên uống hoặc dung dịch tiêm. Một số loại thuốc giãn cơ thường dùng cho người già bị đau nhức xương khớp bao gồm Eperisone, Baclofen, Carisoprodol,…
  • Thuốc giảm đau Opioid: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của thụ thể đau ở não, do vậy khi sử dụng, người bệnh sẽ thấy giảm đau nhanh chóng và thoải mái hơn. Một số loại thuốc thường được kê đơn như Fentanyl, Oxycodone, Morphine,…
Thuốc Tây y chỉ được dùng khi bác sĩ kê đơn
Thuốc Tây y chỉ được dùng khi bác sĩ kê đơn

Vật lý trị liệu

Ngoài việc dùng thuốc Tây y, hiện tượng đau nhức xương khớp ở người già có thể được cải thiện bằng vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ đau nhức, tình trạng bệnh và vị trí tổn thương để chỉ định phương pháp vật lý trị liệu phù hợp, cụ thể:

  • Châm cứu: Châm cứu sử dụng các đầu kim chuyên dụng tác động trực tiếp lên vị trí bị tổn thương, nhằm mục đích đả thông kinh mạch, kích thích máu lưu thông tốt hơn. Qua đó người bệnh sẽ giảm được cảm giác đau nhức khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn.
  • Bấm huyệt: Đây là phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến với các trường hợp bị đau nhức xương khớp, kể cả ở người trẻ hay người già. Bấm huyệt giúp kích thích các huyệt đạo, dây chằng, xương khớp và các cơ để các bộ phận này được thư giãn, giảm áp lực chèn ép. Đặc biệt, kỹ thuật này cũng giúp kích thích cơ thể sản sinh các chất giảm đau tự nhiên.
  • Tắm bùn hoặc tắm suối khoáng: Người già bị đau nhức xương khớp có thể được chỉ định tắm bùn hoặc tắm suối khoáng. Phương pháp này giúp làm thư giãn xương khớp cơ, dây chằng và các mô mềm xung quanh vị trí bị tổn thương, giảm sự chèn ép, từ đó giảm đau nhanh chóng.

Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân bị đau nhức xương khớp mức độ nặng, không thể cải thiện bằng các biện pháp kể trên hoặc đau nhức do các vấn đề như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm.

Phẫu thuật xâm lấn vào bên trong hệ xương khớp nên có độ phức tạp nhất định, đặc biệt có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ nếu bác sĩ tay nghề không tốt, không đảm bảo các bước chuẩn Y khoa. Do đó, bạn cần tìm địa chỉ y tế uy tín, đồng thời trao đổi với bác sĩ thật kỹ trước khi quyết định thực hiện.

Phẫu thuật áp dụng với bệnh nhân bị đau nhức xương khớp mức độ nặng
Phẫu thuật áp dụng với bệnh nhân bị đau nhức xương khớp mức độ nặng

Lưu ý cải thiện và phòng ngừa hiện tượng đau nhức xương khớp

Để đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh, đồng thời phòng ngừa bệnh đau nhức xương khớp ở người già hiệu quả, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, omega – 3, vitamin, chất xơ, khoáng chất như rau xanh, trái cây, sữa, trứng, hải sản,,…
  • Thường xuyên tập thể dục với bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, thiền, tập dưỡng sinh để duy trì sự linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp, giảm đau nhức.
  • Người lớn tuổi nên giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, vừa ngăn ngừa cơn đau và tránh ảnh hưởng đến hệ xương khớp.
  • Không nên mang vác vật nặng và lao lực quá sức, loại bỏ các thói quen gây hại đến xương khớp.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng béo phì, thừa cân gây áp lực đến xương khớp.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì nó không chỉ làm hại xương, khớp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc các biện pháp giảm đau tại nhà.
  • Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng không thuyên giảm, nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, nhận phác đồ chữa phù hợp.

Đau nhức xương khớp ở người già là bệnh lý phổ biến, hình thành do nhiều nguyên nhân, bao gồm yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm, do vậy cần được thăm khám và điều trị từ sớm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo