Khám Phá 10+ Cách Chữa Đau Vai Gáy Hiệu Quả Nhất
Đau vai gáy là tình trạng cơ bắp tại vai gáy bị co cứng, dẫn đến đau và giới hạn di chuyển. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, các bạn có thể tham khảo các cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhất để có thể dễ dàng áp dụng tại nhà.
Điểm danh 10+ cách chữa đau vai gáy hiệu quả bất ngờ
Khi bị đau vai gáy, người bệnh cần điều trị ngay từ sớm để giảm đau, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày cũng như ngăn chặn nguy cơ bệnh trở thành mãn tính.
Sử dụng thuốc chữa đau vai gáy
Để giảm cơn đau và khó chịu do đau vai gáy gây ra, nhiều người thường sử dụng các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen, naproxen và acetaminophen tại nhà.
Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, bao gồm ảnh hưởng đến tim mạch, gan thận, dạ dày và xương khớp. Do đó, người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc dưới sự giám sát và chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu (Physical Therapy) là phương pháp chữa đau vai gáy bằng cách sử dụng các bài tập và kỹ thuật vật lý để tăng cường sức mạnh và linh hoạt của cơ bắp cũng như giảm đau và cải thiện chức năng vùng vai gáy.
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng đau vai gáy:
- Bài tập giãn cơ: Bạn chỉ cần ngồi thẳng và giữ đầu thẳng rồi nghiêng đầu về phía trước, trở lại vị trí ban đầu sau đó nghiêng đầu về phía sau. Lặp lại từ 5 – 10 lần.
- Bài tập xoay vai: Bạn hãy đứng thẳng, đặt hai tay lên hai bên của cơ thể rồi xoay vai sang trái và sang phải. Lặp lại từ 10 – 15 lần.
- Bài tập kéo vai: Bạn hãy đứng thẳng, đặt tay trái lên vai phải và tay phải nắm cổ tay trái rồi kéo vai trái xuống. Giữ vị trí này khoảng 15 – 30 giây, thả ra và lặp lại với bên còn lại.
- Bài tập cổ tay: Đặt tay lên một bức tường hoặc bàn, uốn cổ tay xuống và giữ trong thời gian từ 15 – 30 giây. Sau đó, bạn lặp lại với cổ tay bên kia.
- Bài tập kéo cổ: Đứng thẳng, đặt tay phải lên bả vai và tay trái nắm cổ rồi kéo cổ ra phía trái. Giữ vị trí này trong khoảng 15 – 30 giây trước khi thả ra và lặp lại với bên còn lại.
Bạn có thể lựa chọn các liệu trình vật lý trị liệu tại phòng khám hoặc trung tâm y tế, sau đó thực hiện các bài tập tại nhà theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt được kết quả tốt nhất.
Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp chữa đau vai gáy rất phổ biến trong y học cổ truyền, tập trung vào việc kích thích các điểm trên cơ thể để giảm đau và cải thiện lưu thông khí huyết.
Bạn có thể xoa bóp bấm huyệt cho bệnh nhân bị đau vai gáy theo các bước sau đây:
- Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, người thực hiện xoa bóp bấm huyệt đứng sau lưng.
- Bước 2: Đổ dầu nóng ra tay, thoa nhẹ nhàng lên vùng vai gáy của người bệnh.
- Bước 3: Sử dụng lòng bàn tay, ngón tay để xoa bóp cổ vai gáy nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn trong thời gian 3 phút. Khi thực hiện bạn lưu ý dùng lực hai đầu ngón cái ấn xuống da theo đường đi từ gáy sang khu vực hai bên vai.
- Bước 4: Nắm chặt tay, tiếp tục sử dụng lực khớp ngón tay ấn và day huyệt kiên tỉnh, huyệt đại chùy và huyệt phong trì trên vai gáy người bệnh.
- Bước 5: Sử dụng hai ngón tay cái để day lần lượt lên các huyệt phong trì, phế du, phong thủ và đốc du.
- Bước 6: Dùng toàn bộ hai bàn tay để ôm khối cơ hai bên vai và vùng cổ, gáy để bóp rồi thả nhẹ nhàng.
Để việc xoa bóp bấm huyệt được thực hiện đúng cách, người bệnh nên nhờ sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về chẩn trị y học cổ truyền. Ngoài ra, hãy thực hiện các phương pháp này một lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chườm vai gáy
Việc chườm vai gáy sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu và giảm đau cho khu vực này hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn giữa hai cách thức gồm chườm lạnh và chườm nóng.
Cách chữa đau vai gáy hiệu quả bằng chườm lạnh
Một trong những phương pháp đơn giản để chữa đau vai gáy tại nhà là sử dụng đá để chườm lạnh. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, các mạch máu co lại sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sưng, đồng thời làm tê các sợi thần kinh nhỏ để giảm đau hiệu quả.
Để thực hiện, bạn hãy lấy đá lạnh cho vào túi chườm hoặc bọc vào vải sạch. Sau đó chườm lên vùng vai gáy trong 15 – 20 phút mỗi ngày.
Áp dụng chườm nóng
Chườm nóng là một trong những cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhờ khả năng kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ và giảm đau.
Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng túi chườm ấm, chai nước ấm hoặc khăn ướt nóng để đặt lên vùng vai gáy bị đau mỏi. Điều này sẽ giúp giảm cơn đau và làm dịu các triệu chứng đau cổ vai gáy trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là một phương pháp khác giúp giảm đau cổ vai gáy. Người bệnh nên tắm nước ấm mỗi ngày hoặc sử dụng phòng tắm hơi để giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau và giải tỏa căng thẳng trong vùng vai gáy, giúp cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái. Tuy nhiên khi chườm nóng, bạn lưu ý không được dùng nhiệt quá cao vì có thể gây bỏng da.
Áp dụng một số mẹo dân gian
Dưới đây là một số mẹo dân gian có thể giúp giảm đau và cải thiện triệu chứng đau vai gáy:
Gừng
Gừng là một loại gia vị mang tính ấm, có thể giúp giảm đau và kháng viêm. Một số cách sử dụng gừng để chữa đau vai gáy hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo như sau:
- Nước gừng: Cho một ít gừng tươi vào nước sau đó đun trong vài phút và uống khi còn nóng. Nước gừng có thể giúp giảm đau và giảm viêm khá tốt.
- Xoa bóp với dầu gừng: Hòa tan một ít dầu gừng trong dầu dừa hoặc dầu ô liu, sau đó xoa bóp vùng vai gáy trong khoảng 15 – 20 phút. Điều này có thể giúp giảm đau và giảm căng thẳng cơ bắp.
- Đắp gừng tươi: Cắt một lát gừng tươi và đắp lên vùng vai gáy trong khoảng 10 – 15 phút. Điều này có thể giúp giảm đau và giảm sưng tấy.
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt
Lá lốt được sử dụng trong y học dân gian như một phương pháp giảm đau và giúp cơ thể thư giãn. Với đau vai gáy, việc sử dụng lá lốt sẽ hạn chế được tình trạng co cứng, tê bì, nhức mỏi cho khu vực này.
Bạn có thể sử dụng lá lốt để chữa đau vai gáy theo những cách sau:
- Đắp ngoài da: Chuẩn bị 200g lá lốt, rửa bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất. Tiếp đến, hãy cho lá lốt vào nồi hấp và hấp trong khoảng 5 – 10 phút cho đến khi lá lốt mềm. Sau đó, bạn dùng lá lốt đắp lên vùng đau trong khoảng 15 – 20 phút. Bạn có thể sử dụng băng dính hoặc khăn để giữ lá lốt ở vị trí mà mình mong muốn, mỗi ngày thực hiện khoảng 2 – 3 lần.
- Dùng uống trong: Sử dụng 200g lá lốt rửa sạch, cho vào ấm sắc thuốc hoặc xoong. Hãy đổ 3 bát nước, sắc cô cạn còn 1 bát và chia uống ngày 02 lần vào buổi sáng và chiều.
- Dùng làm rượu xoa bóp: Sử dụng 200g lá lốt rửa sạch, giã nát rồi đổ rượu trắng vào ngâm trong vài ngày. Sau đó, bạn sử dụng rượu thu được để xoa bóp vùng đau vai gáy. Mỗi ngày, bạn hãy dùng một lượng nhỏ rượu thoa lên vùng đau, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu và giảm đau.
Dùng hạt gấc
Theo y học cổ truyền, hạt gấc là vị thuốc có vị đắng, tính ôn và hơi độc. Trong khi đó, nhiều tài liệu nghiên cứu của y học hiện đại cho biết trong hạt gấc có chứa nhiều hợp chất xenlulozơ, lipit, invedaxa có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả.
Việc sử dụng hạt gấc để chữa đau vai gáy có thể kích thích các sinh huyệt, tăng cường lưu thông máu và cung cấp oxy đến các cơ và xương trong vùng vai gáy, góp phần giảm đau và ngăn ngừa tình trạng đau vai gáy tái phát. Ngoài ra, hạt gấc còn có khả năng giúp cơ thể loại bỏ độc tố, tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng chống lại các bệnh tật.
Với cách chữa đau vai gáy này, các bạn hãy thực hiện như sau:
- Dùng để uống: Sử dụng hạt gấc tách vỏ, lấy phần nhân bên trong đem sấy khô và rang vàng rồi xay thành bột mịn. Hàng ngày, bạn sử dụng nửa thìa hạt gấc pha với một ít nước để uống sau khi ăn.
- Dùng đắp ngoài: Sử dụng hạt gấc rửa sạch rồi nướng trên than cho đến khi bề mặt cháy đen. Sau đó, để hạt gấc nguội, tách vỏ và lấy phần nhân bên trong, giã nhuyễn thành bột rồi ngâm với rượu trắng trong khoảng 20 – 30 ngày. Sau khi ngâm, bạn hãy sử dụng hỗn hợp này để xoa bóp vai gáy hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngải cứu trị đau vai gáy
Theo y học cổ truyền, ngải cứu là vị thuốc có vị đắng, mùi hắc, tính ấm, không độc, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau mỏi vai gáy nhờ khả năng ổn định khí huyết, giảm đau. Để chữa đau vai gáy bằng lá ngải cứu, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp khác nhau như chườm nóng, uống hoặc đắp.
- Dùng ngải cứu chườm nóng: Ngải cứu nên chọn loại lá già, cành cứng sau đó rửa sạch, sao vàng cùng muối. Bạn dùng túi vải lớn để cho tất cả hỗn hợp trên vào và chườm lên vị trí đau. Nên làm như vậy từ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giảm đau rất tốt.
- Dùng ngải cứu đẻ uống: Đem lá ngải cứu rửa sạch rồi xay nhuyễn lấy nước uống. Mỗi ngày, bạn hãy uống một ly sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Thay đổi sinh hoạt chữa đau vai gáy
Cùng với việc sử dụng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian, việc thay đổi thói quen sinh hoạt là một trong những phương pháp chữa đau vai gáy vô cùng hiệu quả.
Lưu ý tư thế ngủ
Tư thế ngủ không đúng là một trong những nguyên nhân chính gây đau vai gáy. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên lưu ý một số yếu tố sau đây:
- Nên nằm ngửa hoặc nghiêng khi ngủ, tránh tư thế nằm sấp vì sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy.
- Chọn nệm có độ đàn hồi tốt để nâng đỡ cơ thể, tránh nằm trên đệm quá mềm vì sẽ khiến tình trạng đau vai gáy trở nên nghiêm trọng hơn.
- Lựa chọn gối có độ cao và độ mềm phù hợp, tốt nhất là gối có thể giữ đầu ngang với cổ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gối dưới cổ để giảm áp lực và hỗ trợ cho vùng vai gáy khi ngủ.
Cải thiện môi trường làm việc
Với những người làm việc văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính trong nhiều giờ liên tục có thể gây đau mỏi vai gáy. Để giảm tình trạng này, dưới đây là một số giải pháp hữu ích mà bạn có thể tham khảo:
- Điều chỉnh màn hình máy tính sao cho vừa tầm mắt để giảm sự căng thẳng cho mắt và cổ.
- Điều chỉnh ghế ngồi ở tư thế thoải mái, hai chân đặt lên sàn và giữ đầu gối thấp hơn hông để giảm áp lực lên vùng cổ vai gáy.
- Đặt tay ngang với bàn làm việc để giảm áp lực đè nén lên cột sống, gân, cơ, khớp vùng cổ vai gáy.
- Sau mỗi giờ làm việc, bạn nên vươn vai và đi lại trong văn phòng để thư giãn các cơ và giảm áp lực trên vùng cổ vai gáy.
Điều chỉnh các tư thế khi sinh hoạt và làm việc
Tư thế sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi của chứng đau cổ vai gáy. Một số lưu ý quan trọng mà người bệnh nên tham khảo để điều chỉnh tư thế sinh hoạt:
- Tránh khom lưng hoặc ngủ gục trên bàn vì điều này rất dễ gây đau và căng cơ vùng cổ.
- Tập thói quen ngồi thẳng và căng cơ vùng cổ dù làm bất cứ việc gì.
- Không nên cúi đầu quá thấp để sử dụng điện thoại hoặc xem điện thoại trong thời gian dài.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người đau vai gáy
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ở vùng cổ vai gáy. Các nhóm thực phẩm quan trọng mà người bệnh cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày:
- Trái cây, rau củ quả giàu thành phần vitamin C giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen để giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng. Các loại rau quả giàu vitamin C bao gồm cam, quýt, bưởi, kiwi, xoài, đu đủ, bông cải xanh, ớt chuông…
- Thực phẩm giàu canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ, đặc biệt là đối với người bệnh đau cổ vai gáy. Do đó, việc bổ sung đầy đủ canxi là điều cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh. Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm bông cải xanh, đậu bắp, sữa, đậu phụ, rong biển và nhiều loại thực phẩm khác.
- Thực phẩm giàu vitamin A giúp thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu trong máu, chống lại virus và tình trạng nhiễm trùng, từ đó tăng tốc độ hồi phục tổn thương vùng cổ vai gáy. Các nguồn cung cấp vitamin A bao gồm hạt hướng dương, khoai lang, rau chân vịt và cà rốt.
- Thực phẩm giàu vitamin D giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi tổn thương và tăng cường sức mạnh cho dây chằng. Bạn có thể lựa chọn nguồn cung cấp vitamin D dồi dào như cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, nấm, ngũ cốc và sữa đậu nành.
- Thực phẩm giàu protein hỗ trợ tăng cường sức mạnh và khối lượng cơ, đặc biệt là đối với người bệnh đau cổ vai gáy. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm đậu (đậu nành, đậu Hà Lan…), cá và thịt gia cầm.
Những lưu ý cần nhớ khi chữa đau vai gáy
Khi áp dụng các cách thức chữa đau vai gáy trên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chọn vị thuốc phù hợp với sức khoẻ và cơ địa bản thân. Không sử dụng các mẹo dân gian trị đau vai gáy cho người có tiền sử dị ứng với thảo dược do có thể gây kích ứng da.
- Các phương pháp chữa bệnh tại nhà thường chỉ có hiệu quả trong các trường hợp bệnh nhẹ. Với đau vai gáy ở mức độ vừa và nặng, hiệu quả rất thấp nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.
- Việc sử dụng các bài thuốc dân gian có hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây nên người bệnh cần kiên trì áp dụng hàng ngày,
- Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập vật lý trị liệu nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này để đảm bảo rằng các bài tập được thực hiện đúng cách và an toàn đối với sức khỏe.
- Một số trường hợp có thể bị đau vai gáy do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm xương, loãng xương, khối u… Do đó nếu đã áp dụng các mẹo điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị bệnh tận gốc.
Đau vai gáy là tình trạng khá phổ biến, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó khi gặp phải vấn đề này, người bệnh cần tham khảo các phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng bệnh trong thời gian ngắn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!