Bệnh gout cấp tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Bệnh gout cấp bùng phát ngay sau thời gian ủ bệnh, gây ra nhiều triệu chứng đau đớn khó chịu. Một số chuyên gia y tế cảnh báo, người bệnh nên sớm tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị để phòng tránh bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và biến chứng.
Bệnh gout cấp tính là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh gout được chia là 2 giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Bệnh gút cấp tính thuộc giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, chức năng thận bị suy giảm, lượng acid uric trong máu quá cao, gây lắng đọng muối urat trong các khớp. Từ đó gây nên một số triệu chứng khó chịu, gây hạn chế vận động và di chuyển cho người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng. Bởi lẽ, cơn đau không xuất hiện thường xuyên. Đôi khi hoạt động mạnh, người bệnh thường cảm nhận các khớp đau ở mức độ nhẹ, đau dữ dội chỉ xuất hiện 1-2 lần/ năm. Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh gout cấp thường chưa rõ ràng, người bệnh chỉ có thể biết chính xác thông qua các xét nghiệm và kiểm tra.
Chuyên gia y tế nhận định, giai đoạn gout cấp là thời điểm lý tưởng, có khả năng điều trị bệnh dứt điểm. Nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Xuất hiện hạt tophi
- Khớp bị biến dạng
- Xuất hiện tổn thương ở gan và thận
- Tình huống xấu nhất người bệnh có thể bị liệt và tàn phế
Vậy nguyên nhân gây gout cấp là gì? Biết rõ được nguyên nhân giúp người bệnh hạn chế tối đa biến chứng cũng như phòng chống cơn đau hiệu quả.
Một số nguyên nhân gây gout cấp tính
Ở người bệnh gout, rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khiến lượng acid uric trong máu tăng cao, gây lắng đọng muối urat trong các khớp. Bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào từng thể trạng và mức độ bệnh lý, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cũng như tiến hành điều trị.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Cơ thể con người cần bổ sung dinh dưỡng để nuôi sống các cơ quan, cung cấp năng lượng để vận động và làm việc. Tuy nhiên, nếu người bệnh bổ sung dinh dưỡng không phù hợp có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh gout.
Một số thói quen ăn uống sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout người bệnh cần chú ý:
- Người bệnh thường xuyên ăn những thực phẩm giàu protein khiến cơ thể bị dư thừa đạm
- Sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhân purin làm tăng lượng acid uric trong máu
- Sử dụng thức ăn giàu đạm cùng rượu bia gây hại cho đường tiêu hóa và gan, thận
- Bệnh béo phì do ăn quá nhiều, ít vận động gây rối loạn chuyển trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Di truyền
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nếu trong gia đình bạn có người thân mắc gout, khả năng bệnh sẽ di truyền bẩm sinh lên đến 25%. Bởi lẽ, các rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể như mỡ, đường,…có thể di truyền sang đời sau. Hoạt động này, sẽ khiến quá trình tổng hợp purin nội sinh bị rối loạn, kéo theo acid uric tăng cao.
Độ tuổi
Theo thống kê của Bộ Y tế, nhóm đối tượng dễ mắc gout nhất là nam giới trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Một số nguyên nhân hình thành nên yếu tố này bao gồm:
- Nam giới thường có chế độ sông không lành mạnh
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá
- Hay tham gia vào những cuộc nhậu và sử dụng nhiều thức ăn giàu đạm
- Thói quen thức khuya, căng thẳng do công việc cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Ngoài ra, đối tượng phụ nữ tiền mãn kinh cũng rất dễ mắc bệnh. Bởi, sợ thay đổi hormone estrogen trong cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và đào thải acid uric trong máu ra khỏi cơ thể. Từ đó hình thành nên các tinh thể muối urat, gây ra các cơn đau gout cấp.
Điểm danh triệu chứng gout cấp tính điển hình
Ở giai đoạn bệnh gout cấp, triệu chứng không xuất hiện rõ ràng. Người bệnh thường nhầm lẫn với một số bệnh lý xương khớp khác. Sau khi tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia y tế, chuyên mục đã đúc rút được 3 biểu hiệu gút cấp điển hình nhất, giúp người bệnh dễ nhận biết.
Lượng acid uric trong máu tăng cao bất thường
Biểu hiện acid uric tăng cao là biểu hiện đầu tiên của bệnh gout cấp tính. Biểu hiện này có triển biến âm thầm. Nó có thể ủ bệnh trong vòng vài tháng. Người bệnh chỉ phát hiện ra dấu hiệu này khi đi làm xét nghiệm.
Vậy chỉ số acid uric như thế nào là có nguy cơ mắc gút? Theo bác sĩ xương khớp, chỉ số acid uric lớn hơn hoặc bằng 7mg/dl, đối với nữ giới là giao động từ 6mg/dl. Khi phát hiện ra sự thay đổi này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm khác. Từ đó đánh giá kết quả chính xác nhất.
Tốt hơn hết, để phát hiện bệnh sớm, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát. Dựa vào các kết quả kiểm tra và xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và thiết lập phương pháp điều trị.
Khớp có dấu hiệu sưng, tấy đỏ, cơn đau rất dữ dội
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh gout là cơn đau nhức dữ dội có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến người bệnh khó chịu. Đặc biệt, cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi người bệnh ăn nhiều chất đạm, uống rượu bia thường xuyên.
Đi kèm với cơn đau khớp dữ dội, người bệnh phát hiện các khớp có xu hướng sưng, tấy đỏ như bị chấn thương. Lúc này người bệnh không nên quá lo lắng, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất, thăm khám để xác định được vấn đề bản thân đang gặp phải.
Một số biểu hiện khác
Bên cạnh các biểu hiện trên, bệnh gút có khả năng ảnh hưởng đến toàn cơ thể người bệnh, gây ra những triệu chứng như:
- Sốt cao
- Cảm giác ớn lạnh
- Buồn nôn
Tình trạng này thường kéo dài từ 3-7 ngày hoặc có thể lâu hơn. Sau khi hết cơn đau nhức khớp, các biểu hiện trên cũng biến mất. Vì vậy, rất nhiều người bệnh đã chủ quan mà không thăm khám.
Bệnh gout có diễn biến khá phức tạp và nhanh chóng gây ra biến chứng. Vì vậy, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Từ đó, kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.
Chẩn đoán bệnh gout cấp tính như thế nào?
Bên cạnh hoạt động thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số kiểm tra dưới đây. Từ kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị hợp lý.
- Xét nghiệm máu: Đây là một hình thức kiểm tra phổ biến trong y khoa. Thông qua các chỉ số, các bác sĩ có thể xác định được lượng acid uric đang nằm trong ngưỡng nào, có vượt mức cho phép hay không. Từ đó đưa ra kết luận bệnh nhân có mắc bệnh gout hay không.
- Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch khớp tại vị trí bị tổn thương để mang đi xét nghiệm và phân tích. Thông qua kết quả này, bác sĩ phát hiện được các tinh thể muối urat có trong ổ khớp.
Sau khi thực hiện các kiểm tra, nếu bị gout người bệnh nên nhanh chóng tiến hành điều trị. Hiện nay, có rất nhiều thuốc điều trị gout cấp tính. Tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Phương pháp điều trị gout cấp tính hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay có 3 phương pháp chữa trị gout cấp tính được nhiều người bệnh tin chọn. Đó là: Thảo dược dân gian; Thuốc Tây y; Bài thuốc YHCT. Mỗi phương pháp điều trị có những ưu, nhược điểm riêng người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin, cân nhắc trước khi áp dụng.
Thuốc dân gian
Ít người bệnh biết rằng, xung quanh chúng ta có rất nhiều cây hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt. Những bài thuốc mọi người nên áp dụng có thể kể đến như:
- Ngâm chân trong nước lá lốt: Chuẩn bị từ 5-10gr lá lốt, thái nhỏ. Đun sun lá đã thái với 2 lít nước thêm 1 thìa muối ăn. Sau đó để nước nguội bớt và ngâm chân. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau dần được cải thiện.
- Lá trầu không: Loại lá này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Người bệnh dùng lá trầu đun sôi với 2 lít nước, thêm 1 thìa muối và ngâm chân trong vòng 30 phút.
- Cây sói rừng: Dùng rễ cây đun sôi với 2 lít nước, uống thay nước hàng ngày.
Người bệnh lưu ý, những bài thuốc dân gian này không thay thế thuốc chữa bệnh. Nên kết hợp với những phương pháp đặc trị khác.
Uống thuốc tân dược
Một số thuốc loại thuốc điều trị bệnh gout cấp tính phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Thuốc Colchicin: Có tác dụng giảm đau tại chỗ, nhanh chóng, hiệu quả. Người bệnh nên sử dụng theo liều lượng khuyến cáo để tránh bị ngộ độc.
- Thuốc corticoid: Hỗ trợ giảm kích thước hạt tophi, hạn chế sưng tấy, ngăn hình thành tinh thể muối. Nên dùng cho người bệnh không bị đau dạ dày.
- Lesinurad: Tốt cho sụn khớp, hạn chế hình thành u cục, phòng biến chứng biến dạng khớp.
- Pegloticase, Rasburicase: Có chứa hoạt chất trung hòa acid uric trong máu, tăng tuần hoàn, đẩy nhanh đào thải acid uric.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt hạt tophi là một trong những phương pháp điều trị bệnh phổ biến. Phương pháp chữa bệnh theo cơ chế loại bỏ hạt tophi, ngăn chặn biến chứng biến dạng xương khớp, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
- Phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp gout cấp tính sau:
- Không đáp ứng thuốc
- Xuất hiện biến chứng
- Dị ứng với thuốc gây mê
- Trường hợp viêm nhiễm cần cấp cứu gấp
Các bài thuốc Đông y bí truyền
Chữa bệnh gút bằng bài thuốc Đông y có nhiều ưu điểm vượt trội, tốt cho cơ thể con người. Các vị thuốc giúp tăng khả năng đào thải acid uric, bổ gan, bổ thận, nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng chống biến chứng bệnh.
Người bệnh nên tham khảo một số bài thuốc sau:
- Gia vi tam diệu thang: Đương quy, tri mẫu, thanh đại, ngưu tất, hoàng bá, tỳ giải, thương truật, mộc qua, kê huyết đằng, xách thược, ý dĩ nhân, hoạt trạch. Sắc uống mỗi ngày một thang để hạn chế hình thành tinh thể muối urat trong ổ khớp.
- Nghiệm Phương: Tế tân, ô đầu chế, xích thược, thổ phục linh, tỳ giải, quế chi, toàn đương quy, uy thiên linh, ý dĩ nhân, mộc thông. Sắc mỗi ngày 1 thang giúp làm giảm cơn đau và tan dần các u cục.
- Bạch hổ quế chi thang: Thạch cao, quế chi, tri mẫu, thương truật, hoàng bá, tang chi, ngạch mễ, phòng kỷ. Uống mỗi ngày 1 thang giúp điều trị phòng chống biến chứng.
- Bài thuốc trị gout Đỗ Minh: Là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 chế phẩm thuốc. Có tác dụng chống viêm, giảm sưng nhức, tăng giải độc cơ thể, lợi thận. Bài thuốc bao gồm các thảo dược như hy thiêm thảo, trạch tả, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh…
Người bệnh gout cấp nên ăn gì? Kiêng gì?
Thực đơn ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh mắc gout cấp. Thiết lập thực đơn ăn uống khoa học giúp người bệnh phòng tránh được cơn đau dữ dội tái phát, ngoài ra giúp tăng tuần hoàn, hạn chế tăng acid uric trong máu.
Người bệnh nên sử dụng một số thực phẩm sau:
- Trái cây: Thực phẩm này có chứa nhiều vitamin giúp chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
- Rau xanh: Có chứa nhiều chất xơ giúp tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất trong cơ thể. Ngoài ra, rau xanh còn có lợi cho tuần hoàn, tăng đào thải acid uric.
- Các loại đậu: Người bệnh nên thường xuyên ăn đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phụ…cung cấp canxi cho xương chắc khỏe.
- Các loại thịt trắng: Ức gà, cá sông…hạn chế tối đa chất đạm nạp vào cơ thể.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch…
Bên cạnh đó, người bệnh KHÔNG nên dùng một số thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…làm tăng lượng đường trong máu, dễ dẫn đến biến chứng tiểu đường.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất có cồn là cơn đã xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần bình thường.
- Không ăn nội tạng động vật và các loại thịt đỏ. Bởi vì, thực phẩm chứa hàm lượng chất đạm cao, không tốt cho người bệnh gout.
- Tránh xa các loại hải sản và cá biển
- Thực phẩm chứa nhiều fructose như mật ong hay siro.
- Các loại thực phẩm chứa nấm men.
Bệnh gout cấp tính là gì? Có nguy hiểm không? Đây là những câu hỏi thắc mắc của người bệnh. Trong bài viết chuyên gia đã cung cấp chi tiết câu trả lời. Người bệnh nên tham khảo thông tin và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!