Người bệnh gút có ăn được thịt gà không?
Thịt gà thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình người Việt. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có chứa nhiều dưỡng chất và protein, không thích hợp với một số nhóm người bệnh. Vậy, người bệnh gút có ăn được thịt gà không? Chuyên gia sẽ cung cấp lời giải đáp ngay trong bài viết. Hãy theo dõi.
Người bệnh gút có ăn được thịt gà không?
Người bị gút có ăn được thịt gà không? Đây là câu hỏi băn khoăn của nhiều người bệnh. Một số chuyên gia xương khớp cho biết, người bệnh gút có thể ăn thịt gà. Bởi lẽ, nếu sử dụng đúng cách, loại thực phẩm này sẽ tạo ra nhiều lợi ích tốt đối với cơ thể con người.
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh lâm sàng cho thấy, thịt gà chứa nhiều vitamin A, B, C, sắt và canxi…Các hoạt chất này giúp hỗ trợ chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể, dung nạp một lượng vừa phải có thể cân bằng được lượng acid uric trong máu, ngăn ngừa bệnh gút.
Bên cạnh đó, trong thịt gà có chứa một lượng lớn Selenium. Hoạt chất này khi đi vào cơ thể con người, có thể ngăn chặn sự kết tủa muối urat lắng đọng ở các khớp. Thêm vào đó, hoạt chất giúp cân bằng lượng acid uric trong máu, cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Người bệnh nên sử dụng phần thịt ức gà để có thể hấp thụ lượng selenium lớn nhất.
Bên cạnh những thành phần kể trên, photpho là một hoạt chất không thể bỏ qua khi nhắc tới thịt gà. Chất dinh dưỡng này góp phần hỗ trợ kích thích bài tiết của thận. Từ đó tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu và tiết dịch mồ hôi, phòng chống biến chứng bệnh hiệu quả.
Hàm lượng Homocysteine có trong thịt gà giúp ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch do bệnh gút gây ra.
Người bệnh lưu ý, thịt gà là món ăn dễ kết hợp thực phẩm, chế biến đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng một số phần thịt trắng ít nhân purin. Đồng thời kết hợp với những thực phẩm có lợi cho người bệnh gút.
Người bệnh gout nên ăn phần thịt gà nào?
Thịt gà rất tốt cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên, có một số bộ phận chứa khá nhiều nhân purin người bệnh gút không nên sử dụng. Người bệnh chỉ nên sử dụng ức gà làm thực phẩm chế biến các món ăn ngon dành cho người bệnh gút. Người bệnh nên tránh một số bộ phận sau đây:
- Da gà: Chứa nhiều chất béo, có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, mỡ máu, biến chứng gan, ảnh hưởng đến thận.
- Đùi gà: Chứa nhiều nhân purin không tốt cho quá trình đào thải acid uric và các tinh thể muối urat sẽ hình thành trong các khớp xương, gây ra cơn đau khi vận động.
- Bộ phận nội tạng: Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng. Bởi, nội tạng gà chứa nhiều hoạt chất ảnh hưởng đến chức năng thận và quá trình chuyển hóa.
Lưu ý khi sử dụng thịt gà đối với người bệnh gút
Người bệnh gút có ăn thịt gà được không? Câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng loại thực phẩm này đúng cách, không quá lạm dụng để bảo đảm sức khỏe bản thân.
- Mức lý tưởng người bệnh nên dung nạp vào cơ thể là khoảng 110-175mg. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, hạn chế chất purin trong cơ thể, ngăn ngừa acid uric tăng mạnh.
- Không nên chế biến món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán. Vì lượng chất béo không tốt với người bệnh gút và tim mạch.
- Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa thịt gà.
- Không nên chế biến thịt gà cùng tỏi, tôm, rau cải, cá chép
- Người bệnh cao huyết áp, vừa phẫu thuật không nên sử dụng thịt gà
Một số món ăn từ thịt gà dành cho người bệnh gút
Món ăn ngon từ thịt gà dành riêng cho người bệnh gút giúp cải thiện vị giác, cũng như phòng ngừa cơn đau dữ dội xuất hiện. Người bệnh có thể tham khảo một số món ăn trong bài viết.
Gà luộc
Món luộc luôn là ưu tiên hàng đầu của bệnh nhân gout. Bởi lẽ, những món ăn này giữ nguyên được vị ngọt của thực phẩm, vitamin và khoáng chất không bị biến đổi. Đồng thời, món ăn không chứa nhiều dầu mỡ tốt cho cơ thể.
Nguyên liệu:
- 1 con gà
- Muối hạt
- Gừng
Chế biến: Người bệnh làm sạch gà, rửa dưới vòi nước mạnh. Bạn nên chà xát muối hạt xung quanh gà để loại bỏ mùi hôi. Sau đó, cho gà vào nồi cùng 2 lít nước và gừng đã đập dập. Đun sôi trong vòng 20 phút, gà chín vớt ra để nguội và chặt ra đĩa.
Gà kho gừng
Gà kho gừng có vị mặn vừa, phù hợp với người bệnh gút mãn tính. Ngoài ra, món ăn này còn góp phần tăng vị giác, nên dùng cho người bệnh chán ăn. Cách chế biến như sau:
Nguyên liệu:
- 1 con gà khoảng 1,5kg
- Gừng tươi
- Nước mắm, hạt nêm, bột ngọt
Chế biến: Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, gừng thái sợi. Ướp gà cùng với nước mắm, bột ngọt, hạt nêm trong vòng 30 phút. Sau đó đun dầu nóng, phi thơm gừng và hành đã băm nhỏ. Cho gà vào đảo đều đến khi thịt săn lại. Nêm nếm gia vị trước khi thưởng thức
Cháo gà
Cháo có chứa thành phần tinh bột cao, giúp trung hòa lượng acid uric trong máu. Ngoài ra, món ăn này cũng rất ngon và được nhiều bệnh nhân yêu thích. Bạn nên chế biến theo những bước dưới đây.
Nguyên liệu:
- 1 con gà khoảng 1,5kg
- Gừng tươi
- Nước mắm, hạt nêm, bột ngọt
Chế biến: Gà luộc sẵn, xé nhỏ thịt. Nước luộc gà thêm 1 nắm gạo nhỏ, đun sôi đến khi cháo nhừ. Người bệnh nên phi hành thơm, rang săn thịt gà, nêm gia vị vừa phải. Sau đó, trộn cùng cháo để ăn.
Nộm gà xé
Nộm gà xé có vị thanh mát, tổng hợp cùng các loại rau nhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể người bệnh.
Nguyên liệu:
- Thịt gà đã xé sẵn, không có da
- Cà rốt, dưa chuột, rau thơm các loại
- Lạc rang
- Nước mắm, bột ngọt
Chế biến: Các loại rau thái sợi, trộn với thịt gà, lạc rang và các gia vị vừa miệng. Nên ăn ngay sau khi trộn.
Gỏi gà bắp cải
Bắp cải có chứa nhiều chất xơ, vitamin và chứa ít nhân purin có lợi cho sức khỏe người bệnh. Người bệnh lưu ý nên chọn loại rau non, thịt gà còn tươi, tránh sử dụng sản phẩm đông lạnh.
Nguyên liệu:
- Thịt gà xé nhỏ
- Bắp cải thái sợi
- Rau thơm các loại
- Lạc rang
- Nước mắm, bột ngọt
Chế biến: Người bệnh chuẩn bị một chiếc nồi sạch. Trộn lẫn các nguyên liệu như thịt gà, bắp cải, rau thơm đã thái nhỏ, nêm gia vị vừa ăn. Để nộm thấm gia vị khoảng 30 phút là có thể dùng bữa.
Bên cạnh thịt gà, để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh nên thiết lập chế độ ăn đa dạng, khoa học và luyện tập thường xuyên để phòng chống bệnh gút hiệu quả.
Người bệnh gút nên ăn gì? Kiêng gì?
Thiết lập thực đơn ăn uống khoa học giúp người bệnh phòng tránh được cơn đau dữ dội. Người bệnh nên sử dụng một số thực phẩm sau:
- Trái cây có chứa nhiều vitamin giúp chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau hiệu quả như cam, quýt, bưởi, nho, táo…
- Rau xanh chứa nhiều chất xơ, có lợi cho tuần hoàn, tăng đào thải acid uric.
- Các loại đậu: Người bệnh nên thường xuyên ăn đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phụ…
- Các loại thịt trắng: Ức gà, cá sông…hạn chế tối đa chất đạm nạp vào cơ thể.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch…
Bên cạnh đó, người bệnh KHÔNG nên dùng một số thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất có cồn
- Không ăn nội tạng động vật và các loại thịt đỏ
- Tránh xa các loại hải sản và cá biển
- Thực phẩm chứa nhiều fructose như mật ong hay siro.
- Các loại thực phẩm chứa nấm men.
Hy vọng, tất cả những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi “Người bệnh gút có ăn thịt gà được không?”. Bên cạnh thịt gà, người bệnh nên sử dụng thêm một số thực phẩm chứa ít nhân purin để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, để ngăn chặn bệnh tiến triển tiêu cực, hãy gặp ngay chuyên gia y tế để được tư vấn trực tiếp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!