Bệnh Gout Thường Đau Ở Đâu Và Hướng Phòng Ngừa Hiệu Quả

Đau nhức, sưng tấy, khó chịu… đó là những triệu chứng điển hình khi chúng ta mắc bệnh gout. Tuy nhiên, bệnh gout thường đau ở đâu và cách để phòng ngừa bệnh ra sao? Hãy cùng theo dõi phần nội dung thông tin dưới đây để được giải đáp cụ thể.

Bệnh gout thường đau ở đâu?

Theo số liệu thống kê, có đến 80 % các trường hợp bệnh nhân bị gout thường ảnh hưởng đến phần chi dưới. Trong đó, vị trí đau nhất chủ yếu là tại những ngón chân cái. Mặc dù vậy, bệnh gout cũng có thể gây ảnh hưởng đến những khớp khác ở trên cơ thể như đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay, các ngón tay.

Khi bệnh gout ở mức độ mãn tính, các cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến khá nhiều khớp cùng một lúc. Theo đó, những vị trí đau thường gặp nhất đó là:

Ngón chân cái

Ngón chân cái là vị trí dễ bị sưng đỏ do ảnh hưởng của bệnh gout
Ngón chân cái là vị trí dễ bị sưng đỏ do ảnh hưởng của bệnh gout

Bệnh gout vốn dĩ là một dạng viêm khớp thường gây cho người bệnh cảm giác sưng viêm và đau đớn. Tất cả những khớp trong cơ thể đều có thể bị gout, tuy nhiên, nơi khởi phát bệnh thường bắt đầu ở những ngón chân cái.

Những cơn đau do bệnh gout gây ra tại ngón chân cái thường xảy ra khá đột ngột, đặc biệt là vào buổi ban đêm và không có bất cứ dấu hiệu gì báo trước. Trong đó, tình trạng bệnh gout cấp có thể kéo dài trong vòng vài ngày hoặc vài tuần hoặc cũng có thể bị tái phát thường xuyên..

Nguyên nhân khiến cho bệnh gout thường gây ảnh hưởng tới những ngón chân trái là do vị trí của ngón chân. Trên thực tế, acid uric thường rất nhạy cảm với sự biến đổi của nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ lạnh, acid uric sẽ chuyển hóa thành những tinh thể. Điều này được lý giải là do vị trí của ngón chân cái ở xa tim nhất. Do đó, đây được xem là bộ phận mát nhất trong cơ thể của con người. Khi ấy, các ngón chân cái sẽ trở thành mục tiêu của những tinh thể acid uric.

Những cơn đau do bệnh gout xảy ra tại ngón chân cái có thể sẽ rất nghiêm trọng tới mức bệnh nhân không thể chịu đựng được. Các triệu chứng của bệnh thường trở nên nghiêm trọng hơn từ 6h đến 12h sau khi bùng phát và có thể được cải thiện chỉ sau một vài ngày. Tuy vậy, những khớp ngón chân cái bị ảnh hưởng có thể gây ra triệu chứng đau âm ỉ và kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Đầu gối

Đa số mọi người đều xuất hiện những cơn đau buốt đầu tiên là tại những ngón chân trái. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, bệnh gout có thể gây ra các triệu chứng đau đớn ở đầu gối. Điều này xảy ra là do sự lắng  đọng của những tinh thể acid uric bị tăng trong khớp gối. Đây chính là nguyên nhân gây ra chứng tê liệt đầu gối trong thời gian bùng phát những triệu chứng của bệnh gout.

Bệnh gout tại vùng đầu gối thường có triệu chứng điển hình đó là bị sưng tấy kèm theo cảm giác đau đớn vô cùng khó chịu. Khi ấy, các khớp sẽ bị cứng và đánh mất đi chức năng tạm thời. Một khi cơn đau khớp xảy ra tại vùng đầu gối, đầu gối sẽ có thể bị đau và nóng, trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ không thể gập đầu gối lại được.

Thông thường, bệnh gout ở đầu gối thường phổ biến nhiều hơn ở nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có nồng độ acid uric cao cũng có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn so với nam giới ở cùng độ tuổi.

Chân và bàn chân

Bệnh gout ở chân và bàn chân
Bệnh gout ở chân và bàn chân

Bệnh gout xảy ra ở chân, đặc biệt nhất là bàn chân cũng là một tình trạng diễn ra rất phổ biến. Khi ấy, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau đột ngột, dữ dội, đặc biệt nhất là vào ban đêm mà không có những triệu chứng báo trước.

Bệnh gout ở chân và bàn chân thường có những triệu chứng như các khớp bị sưng đỏ nóng, kèm theo đó là tình trạng đau đớn dữ dội. Cơn đau thường xảy ra chủ yếu ở các ngón chân cái nhưng bệnh cũng có khi ảnh hưởng đến những bộ phận khác như mắt cá chân, ngón chân.

Trong số đó, bệnh gout xảy ra ở cổ chân thường gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và có thể khiến cho bàn chân bị tê liệt. Do cấu trúc tại vùng cổ chân thường khá mỏng nên những triệu chứng của bệnh gout thường khiến cho bệnh nhân không thể chịu đựng được. Từ đó sẽ khiến cho những hoạt động đi lại hằng ngày bị ảnh hưởng một cách đáng kể.

Trong trường hợp nếu như người bệnh không chủ quan điều trị bệnh sớm, bệnh gout tại chân sẽ khiến cho chân dần mất đi chức năng. Khi ấy, người bệnh có thể sẽ dùng đến nạng để di chuyển.

Khuỷu tay

So với các chi dưới và ngón chân cái, bệnh gout thường xảy ra khá phổ biến tại  khuỷu tay. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự tăng cao của acid uric ở trong máu và khiến cho những tinh thể bị lắng đọng trong khuỷu tay. Từ đó gây ra triệu chứng sưng tấy, đau đớn đột ngột.

Một khi bệnh gout xảy ra tại khuỷu tay, Bệnh có thể sẽ gây ra triệu chứng đau đớn, khó chịu, gây ảnh hưởng đến những cử động hằng ngày. Cơn đau do bệnh gout ở khuỷu tay có thể sẽ kéo dài trong vòng vài giờ hoặc biến mất ngay sau đó. Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn cảm thấy bị đau nhẹ hoặc xuất hiện cảm giác khó chịu trong vòng nhiều tuần. Không những thế, triệu chứng của bệnh gout có thể sẽ bị tái phát ở trong tương lai.

Ngón tay cái

Vị trí đầu tiên mà bệnh gout tấn công không phải là tại các ngón tay cái. Thay vào đó, bệnh thường tấn công những khớp khác ở trên cơ thể trước khi gây ảnh hưởng tới các ngón tay. Chính vì vậy, bệnh gout ở ngón tay cái cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh gout mãn tính hoặc bệnh đã tồn tại ở trong một thời gian dài.

Theo đó, bất cứ ngón tay nào ở trên bàn tay cũng có nguy cơ mắc bệnh gout. Tỷ lệ mắc bệnh ở ngón tay cái và những ngón tay còn lại đều như nhau.

Cổ tay

Những triệu chứng bệnh gout ở cổ tay thường rất khó để nhận biết trong khoảng thời gian đầu. Giống như bệnh gout ở những khớp khác, tình trạng đau nhức sẽ có thể đi kèm với một số triệu chứng như đỏ da hoặc sưng tấy. 

Bệnh gout có thể gây đau ở cổ tay
Bệnh gout có thể gây đau ở cổ tay

Vai

Tỷ lệ mắc bệnh gout ở vai tuy không quá phổ biến nhưng nguy cơ xảy ra vẫn có. Bệnh gây ra triệu chứng đau vai một cách đột ngột và dữ dội. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải các dấu hiệu kèm theo như sưng tấy, đỏ da, cứng khớp vai, bỏng rát, nóng da…

Những biện pháp nhằm phòng ngừa bệnh gout

Để tránh bệnh gout xảy ra cũng như hạn chế tình trạng bệnh ngày một trở nên trầm trọng, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh gout nên bổ sung các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng nội tạng động vật, động vật hoang dã, hải sản, bia rượu…
  • Uống nhiều nước: Nếu như các loại đồ uống chứa nhiều đường có thể khiến cho nồng độ purin ở trong cơ thể bị tăng cao thì thường xuyên uống nhiều nước sẽ giúp lượng acid uric bị đào thải ra khỏi cơ thể. Từ đó sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
  • Tăng cường khả năng vận động: Việc vận động và di chuyển thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân giảm cân và phòng ngừa những triệu chứng của bệnh gout. Mặc dù vậy, bệnh nhân nên lựa chọn các bài tập phù hợp, điển hình như đi bộ ngắn để tránh gây sự áp lực lên các khớp.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Mọi vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp qua phần trên bài viết. Để có được hướng điều trị tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nhận được lộ trình điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo