14+ cách chữa bệnh gút tại nhà chuyên gia khuyên dùng

Bên cạnh thuốc Tây y, các cách chữa bệnh gút tại nhà cũng được nhiều người bệnh tin chọn. Bởi lẽ, thuốc được bào chế từ nguyên liệu dễ tìm cách làm đơn giản, tiết kiệm. Người bệnh hãy áp dụng ngay 5 bài thuốc dân gian được chuyên gia khuyên dùng trong bài viết. 

Tổng hợp cách chữa bệnh gút tại nhà có thể bạn chưa biết

Bệnh gút được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh và dễ gây ra nhiều biến chứng nếu không kịp thời chữa trị. Bệnh lý xuất phát từ tình trạng rối loạn tuần hoàn và chức năng thận, khiến acid uric không được đào thải ra khỏi cơ thể. Các tinh thể muối được hình thành từ loại acid này sẽ lắng đọng ở các khớp xương. Khi vận động người bệnh thường cảm thấy đau nhức, sưng tấy, xuất hiện u cục. 

Theo đó, để cải thiện triệu chứng bệnh khó chịu, người bệnh hãy áp dụng các cách chữa bệnh gút tại nhà trong bài viết. 

Bài thuốc từ đậu xanh 

Một số chuyên gia xương khớp cho biết, đậu xanh có chứa hàm lượng chất xơ và tinh bột cao. Hai loại dinh dưỡng này có công dụng:

  • Tinh bột ít béo có trong đậu xanh có thể thay thế lượng bột đường hàng ngày người bệnh tiếp nhận. Nó giúp hạn chế chuyển hóa thành chất béo, ngăn ngừa các bệnh như mỡ máu, tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng gút. 
  • Chất xơ giúp người bệnh giảm hấp thu các chất đạm, giảm sự hình thành acid uric, ngăn ngừa lắng đọng các muối urat tại các khớp xương. 
  • Ngoài ra, đậu xanh còn chứa thành phần các chất chống viêm, giảm sưng tấy tốt cho người bệnh gút. 
Cách chữa bệnh gút tại nhà bằng đậu xanh
Cách chữa bệnh gút tại nhà bằng đậu xanh

Một số cách chữa bệnh gút tại nhà bằng đậu xanh người bệnh có thể áp dụng dễ dàng bao gồm: 

  • Nước đậu xanh: Hạt đậu xanh rang chín, sau đó đun sôi với 2 lít nước, thêm một ít muối trắng. Sau đó để nước nguội bớt, uống thay nước hàng ngày. 
  • Đậu xanh ninh nhừ: Hạt đậu xanh ngâm thật nở, nấu nhừ, không được bỏ bất cứ gia vị gì. Ngày sử dụng 2 lần/ sáng và tối để đạt hiệu quả. 
  • Cháo đậu xanh: Người bệnh nấu đậu xanh và gạo tẻ với tỉ lệ 3:1. Ninh nhừ và không bỏ bất cứ gia vị gì. Sử dụng thay cơm hàng ngày vừa cung cấp năng lượng, vừa giảm đau gút hiệu quả. 

Thần dược lá lốt giảm đau do gút

Lá lốt có tính bình, vị cay nồng được dùng trong chế biến món ăn ở Việt Nam. Theo phân tích khoa học, loại lá này có chứa nhiều chất kháng viêm, phòng ngừa biến chứng nhiễm khuẩn ở các khớp xương. Bên cạnh đó, lá lốt được đánh giá là “thần dược” giúp lợi tiểu, tăng tiết mồ hôi, thúc đẩy đào thải acid uric. 

Người bệnh nên áp dụng 2 cách chữa bệnh gút tại nhà bằng lá lốt dưới đây: 

  • Lá lốt khô: Người bệnh phơi khô lá lốt. Sau đó đun sôi 15gr lá với 1 lít nước sôi, thêm một ít muối hạt. Để nước nguội bớt và dùng thay nước lọc hàng ngày. 
  • Chế biến lá lốt cùng với một số món ăn trong bữa cơm hoặc ăn sống 4-5 lá trong ngày. 

Nước đu đủ xanh – cách chữa bệnh gút tại nhà hiệu quả 

Theo Đông y, đu đủ xanh có tính hàn, vị ngọt, dùng chế biến món ăn và chữa bệnh. Y học hiện đại cũng chỉ rõ, loại quả này có chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho cơ thể con người. 

Đối với người bệnh gout, đu đủ xanh có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn, tăng cường đào thải lượng acid uric trong cơ thể. Thêm vào đó, tính hàn của quả có tác dụng giải độc gan, tăng cường chức năng thận, bổ tỳ, nhuận tràng. 

cách chữa bệnh gút tại nhà
Đu đủ xanh và nước dừa chữa bệnh gout an toàn

Một số hoạt chất có trong đu đủ như vitamin C, B1, B2, sắt, kali giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu nhanh những cơn đau nhức xương khớp. Đồng thời đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, chống biến chứng gút hiệu quả. Đối với tình trạng gút mãn tính, đu đủ xanh có thể làm nhỏ kích thước hạt tophi, loại bỏ u cục, chống phù nề, chống sưng tấy. 

Chuyên gia xương khớp khuyên rằng, người bệnh nên thực hiện cách chữa gút tại nhà đơn giản sau: 

  • Đu đủ và trà xanh: Người bệnh sơ chế thật kỹ hai nguyên liệu. Sau đó, đun sôi cùng 2 lít nước đến khi cô đặc còn 1 lít nước. Để thuốc nguội bớt, sau đó dùng trong ngày. Áp dụng từ 3-4 tuần để thấy hiệu quả. 
  • Đu đủ và nước dừa: Lọc lấy phần nước dừa, thêm 4 chén nước và đun sôi. Sau đó, thêm đu đủ xanh đã cắt miếng, trà xanh đã rửa sạch vào đun thêm 10 phút. Chắt lấy nước thuốc và dùng khi còn ấm. 

Sử dụng tinh chất nghệ

Nghệ có chứa thành phần curcumin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, tinh chất nghệ còn giúp chống oxy hóa ở các khớp xương ngăn ngừa quá trình lão hóa và phòng các bệnh về xương khớp.

Ngoài ra, các hợp chất có trong nghệ giúp bồi bổ gan, thận, tỳ, phế, cải thiện tuần hoàn và quá trình chuyển hóa. Lượng tinh bột có trong loại củ này có khả năng hòa tan trong máu, trung hòa acid uric, tăng đào thải. Từ đó, ngăn ngừa hình thành muối urat và hạt tophi. 

Một số cách chữa bệnh gút tại nhà bằng nghệ bao gồm: 

  • Tinh bột nghệ: Người bệnh nên dùng tinh bột nghệ vào buổi sáng pha với nước lọc hoặc sữa. 
  • Uống nước cốt nghệ tươi: Củ nghệ giã nhuyễn, thêm vào 1 cốc nước và lọc lấy bã. Sử dụng nước cốt tinh bột nghệ vào buổi sáng trước ăn và ban đêm, khi có dấu hiệu đau do gút. 

Lá trầu không kết hợp nước dừa 

Lá trầu thường xuất hiện phổ biến trong đời sống con người Việt Nam. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tinh chất eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol có tác dụng chống viêm, phục hồi các hư tổn ở khớp. Đồng thời chúng giúp giảm đau thần kinh hiệu quả. 

Một số hoạt chất khác có trong lá trầu còn giúp cải thiện khả năng chuyển hóa trong cơ thể. Hệ tuần hoàn được thúc đẩy tăng đào thải acid uric trong máu, từ đó cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh gút. 

Trong khi đó, nước dừa đóng vai trò là một chất điện giải, có công dụng lợi tiểu, mát gan, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. 

Cách chữa bệnh gút tại nhà hiệu quả
Lá trầu không có tác dụng chống viêm, giảm đau

Vào buổi sáng người bệnh dùng 100g lá trầu tươi, xắt nhuyễn ngâm vào một trái dừa xiêm đã đục lỗ. Nên chắt bớt nước dừa để phòng tránh bị khi đu. Nấu sôi hỗn hợp đến khi trầu không nhuyễn, đậy nắp và ngâm 30 phút, rồi chắt ra ly và dùng ngay. Người bệnh không nên ăn sáng mà chờ khoảng 30 phút mới hoặc lúc đi tiểu trở lại dùng mới dùng bữa. 

Chữa gút cấp tính bằng gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Củ gừng có tính ấm, vị cay, chứa nồng độ chống oxy hóa cao. Ngoài ra, hai hoạt chất gingerols và shogaols có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế quá trình hình thành tinh thể muối urat, giảm đau gút hiệu quả. 

Người bệnh nên sử dụng theo những cách sau: 

  • Uống nước gừng: Đun sôi củ gừng đã đập dập cùng 1 lít nước. Sau đó để nguội thêm chút đường và dùng thay nước lọc hằng ngày.
  • Chườm ấm: Nướng gừng trên bếp than hồng, sau đó đập dập và bọc vào khăn vải màn, áp nhẹ trên vùng bị sưng tấy hoặc xuất hiện u cục. Người bệnh áp dụng liên tục sáng và tối để bệnh thuyên giảm nhanh chóng. 
  • Ngâm chân: Đun sôi nước và gừng tươi, thêm một ít muối hạt. Dùng nước ngâm chân khoảng 30 phút – 1 tiếng trước khi đi ngủ. Bài thuốc này có thể ngăn ngừa cơn đau dữ dội vào ban đêm. 

Chữa gút bằng cải bẹ xanh

Rau cải bẹ xanh rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Bởi lẽ, loại rau này rất dễ trồng và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, cải bẹ xanh có tính kiềm, vị cay nồng, hầu như không chứa nhân purin. Vì vậy người bệnh gút có thể ăn thoải mái mà không gặp bất cứ triệu chứng khó chịu nào. 

Bên cạnh đó, rau cải bẹ xanh giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nhờ vậy, lượng acid uric trong máu có thể đào thải nhanh ra ngoài. Đây là một biện pháp giúp người bệnh gút hạn chế tối đa biến chứng bệnh lý. 

Cách chế biến: Người bệnh có thể luộc hoặc xào rau cải bẹ xanh, ăn cùng với cơm hàng ngày. 

Sử dụng nấm linh xanh – cách chữa bệnh gút tại nhà hiệu quả

Nấm lim xanh có chứa các thành phần như germanium, triterpenes, adenosine,…cũng nhiều loại vitamin khác. Những hoạt chất này có thể trung hòa lượng acid uric trong máu, tránh phát sinh các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, loại nấm này có khả năng thúc đẩy chuyển hóa tế bào có lợi cho cơ thể, loại bỏ các gốc tự do phòng chống các biến chứng bệnh nguy hiểm. 

Sử dụng nấm lim xanh thường xuyên người bệnh có thể thấy các khớp chân, tay đã đỡ sưng, hết viêm, kích thước u cục nhỏ đi rõ ràng. Trong quá trình điều trị, nấm giúp nâng cao sức khỏe người bệnh, để chống chọi lại với những cơn đau nhức dữ dội. 

Cách bào chế bài thuốc: Dùng nấm lim xanh sắc với 1,5 lít nước, đun sôi trong nhiều giờ và chắt lấy nước cốt, nên uống thuốc khi còn ấm. 

Sử dụng lá tía tô phòng biến chứng bệnh gút

Lá tía tô có tính ấm, vị cay, khi đi vào cơ thể sẽ bổ Kinh, Tâm, Phế, Tỳ, có lợi cho tuần hoàn, thanh nhiệt giải độc, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Trong lá tía tô có chứa hoạt chất kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Sử dụng lá thường xuyên giúp giảm viêm, sưng nhức ở các khớp xương. 

Trà lá tía tô có công dụng kháng khuẩn, phòng tránh biến chứng nhiễm khuẩn ở khớp xương. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn giúp giảm đau, giảm sưng viêm rất tốt.

Cách chế biến rất đơn giản:  

  • Lựa chọn lá tía tô tươi, không có hiện tượng sâu lá, rửa sạch
  • Đun sôi cùng 1 lít nước sôi, thêm 1 ít muối trong vòng 10 phút
  • Sử dụng nước lá tía tô thay nước uống hàng ngày 

Lưu ý, không nên đun lá tía tô quá lâu trên lửa to, vì có thể làm mất các dưỡng chất trong bài thuốc. 

Nước lá vối 

Hoạt chất Flavonoid, Alcaloid, tanin có trong lá với giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên uống nước lá vối hàng ngày để thanh lọc cơ thể, tăng khả năng đào thải acid uric trong máu thông qua đường nước tiểu. 

Khi dùng nước lá vối tươi thường xuyên sẽ ngăn chặn hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng ở các khớp xương, hỗ trợ và điều trị bệnh gút hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng. 

Cách bào chế bài thuốc: Người bệnh nên đun nước lá vối với 1 lít nước, để sôi trong 10 phút. Uống nước lá vối thay nước lọc hàng ngày.

Cây lược vàng 

Cây lược vàng được sử dụng làm cây cảnh trong nhiều gia đình. Ít người bệnh biết rằng, loại cây này có chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể như: 

  • Vitamin C giúp cân bằng nồng độ acid uric trong máu
  • Dùng thường xuyên có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh xương khớp lên đến 17%
  • Ngoài ra lá cây còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, giảm sưng, giảm viêm hiệu quả

Do đó, người bệnh có thể sử dụng trà cây lược vàng trong cách chữa bệnh gout tại nhà để ngăn chặn hình thành tinh thể muối urat trong các khớp xương. Người bệnh chọn lấy thân và lá của cây lược vàng, rửa sạch, phơi khô và thái nhỏ. Sau đó đun với 2 lít nước, để sôi trong vòng 15 phút. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với rượu xoa bóp để mang đến hiệu quả tốt hơn.

Cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất phòng chống bệnh về xương khớp 
Cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất phòng chống bệnh về xương khớp

Cây sa kê

Sa kê thường có ở miền Nam nước ta, được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh gút. Chuyên gia xương khớp cho biết, lá cây sa kê có tác dụng lợi tiểu, mát gan, giúp máu lưu thông tốt. Ngoài ra, hoạt chất có trong lá cây còn giúp thúc đẩy quá trình bài tiết của cơ thể. Từ đó, acid uric được nhanh chóng đào thải ra ngoài, tránh tình trạng lắng đọng muối urat trong các khớp xương, cải thiện triệu chứng bệnh. 

Bài thuốc điều trị gút bằng sa kê quen thuộc có thể kể đến như: Dùng khoảng 3-4 lá sa kê phơi khô, xắt nhỏ, rửa sạch, đem đun sôi với nước và dùng như trà uống hàng ngày. 

Cây chó đẻ hoa vàng

Hy thiêm hay cây chó đẻ hoa vàng được mệnh danh là thần dược điều trị gút hiệu quả trong dân gian. Cây thường mọc xung quanh nhà, nên rất dễ tìm kiếm, cách bào chế thuốc đơn giản và hiệu quả. 

Một số nghiên cứu khoa học chứng minh, cây chó đẻ hoa vàng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng đau. Đặc biệt, đối với bệnh lý gút, cây thuốc có công dụng điều trị dự phòng chống biến chứng, bảo vệ sức khỏe người bệnh. 

Dùng trà hy thiêm hàng ngày giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, thanh nhiệt, giải độc gan, ngăn ngừa acid uric vượt quá mức cho phép trong máu. Cách điều trị gút đơn giản nhất từ loại cây này như sau: 

  • Sử dụng 10-15gr hy thiêm khô, cắt nhỏ rửa sạch
  • Đun sôi với 2 lít nước trong vòng 15 phút
  • Dùng nước trà hàng ngày 

Bài thuốc từ chuối hột và củ ráy

Củ ráy có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình đào thải acid uric trong máu. Người bệnh nên sử dụng những củ ráy có tuổi đời lâu để tránh tình trạng mẩn ngứa. 

Chuối hột có vị chát, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ quá trình tuần hoàn trong cơ thể. Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống biến chứng của bệnh gút. Người bệnh nên lựa chọn những cây mọc hoang và sống lâu năm để làm thuốc chữa bệnh. 

Bột chuối hột và củ ráy là bài thuốc đơn giản nhưng có hiệu quả cao trong điều trị bệnh gút. Người bệnh nên thái nhỏ hai nguyên liệu, phơi thật khô và nghiền thành bột. Mỗi sáng bạn nên dùng từ 1-2 thìa bột pha với nước lọc. Kiên trì sử dụng bài thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh.

Chuyên gia hướng dẫn điều trị gút bằng thảo dược 

Chữa bệnh gút bằng thảo dược tự nhiên được nhiều chuyên gia xương khớp khuyên  dùng. Các vị thảo dược tự nhiên giúp đào thải acid uric, bổ gan, bổ thận, nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng chống biến chứng bệnh. Một số cây thuốc có khả năng điều trị dứt điểm bệnh gút, loại bỏ triệu chứng đau nhức, sưng viêm và tấy đỏ. 

Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc Nam sau đây: 

  • Sói rừng: Có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống biến chứng viêm khớp nhiễm khuẩn. 
  • Thổ phục linh: Củ của cây thuốc này có vị ngọt, tính bình, có khả năng tăng cường đào thải acid uric trong máu, trừ thấp, đặc trị các chứng bệnh về xương khớp đặc biệt là bệnh gout. 
  • Nhọ nồi: Có chứa hoạt chất chống viêm, giảm sưng, giảm sưng tấy gây ra từ bệnh gút cấp và mãn tính. 
  • Hoàng bá: Có khả năng hạn chế hình thành tinh chất muối urat tại các ổ khớp. Đồng thời, vị thuốc giúp làm giảm kích thước các hạt tophi, giảm cơn đau gút cấp nhanh chóng.
  • Trạch tả: Giúp cân bằng acid uric trong máu, tăng cường chức năng thận, giải độc cơ thể, hạn chế hình thành tinh thể muối urat.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh gút khi áp dụng điều trị tại nhà nên kết hợp thêm chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, bạn nên luyện tập thường xuyên để cải thiện triệu chứng bệnh. Vậy, người bệnh gút nên ăn gì? Kiêng gì? 

Thực đơn ăn uống khi áp dụng cách chữa bệnh gút tại nhà 

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ăn uống phòng ngừa bệnh gút rất hiệu quả, chống biến chứng. Nếu bổ sung dinh dưỡng không hợp lý, cơn đau nhức xương khớp có thể tái phát nhiều lần. 

  • Người bệnh nên sử dụng những loại rau củ không chứa nhân purin như: măng tây, nấm, giá đỗ, dọc mùng, súp lơ, rau cần, cải xanh. 
  • Người bệnh có thể sử dụng một số loại hoa quả như cam, chanh, bưởi, thanh long…công dụng tăng tuần hoàn, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể
  • Gạo lứt, bánh mì, bún, miến…có chứa purin ở ngưỡng an toàn, giúp hòa tan acid uric trong máu.
  • Những loại thịt cá sông hay ức gà rất ít chất béo, không chứa nhiều purin rất tốt cho người bệnh gout. 
  • Uống thật nhiều nước giúp ngăn chặn ứ đọng các tinh thể muối urat trong sụn khớp. Đối với người bệnh gút nên dùng 2-3 lít nước mỗi ngày. 
  • Người bệnh không nên dùng rượu bia, các chất cồn
  • Thức khuya, thường xuyên căng thẳng khiến cơn đau tái phát nhiều lần
  • Hạn chế dùng các loại đồ ăn cay nóng khiến tuần hoàn của cơ thể bị ảnh hưởng

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về cách chữa bệnh gút tại nhà hiệu quả nhất hiện nay. Bên cạnh đó, chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên thăm khám thường xuyên để xác định được mức độ bệnh cũng như thiết lập phương pháp điều trị. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo