Đau Vai Gáy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Điều Trị, Phòng Ngừa

Hiện nay, có rất nhiều đối tượng gặp phải tình trạng đau vai gáy từ mức độ nhẹ đến nặng. Bệnh không chỉ gây ra phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống mà còn là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó nếu không tìm cách can thiệp từ sớm, người bệnh có khả năng đối diện với nhiều biến chứng. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Đau vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy chính là hiện tượng rối loạn thần kinh cơ, lúc này các cơ vùng vai, gáy co cứng cục bộ và đột ngột gây tổn thương trực tiếp đến xương khớp và khiến cho người bệnh cảm thấy đau mỏi, tê bì, khó chịu ngay tại vùng cổ, vai gáy.

Cảm giác đau mỏi, khó chịu thường xuất hiện ở nhiều vị trí như phía sau cổ, vai gáy bên phải hoặc bên trái. Bệnh lý này có thể khởi phát chỉ trong thời gian ngắn hoặc kéo dài dai dẳng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, suy giảm chất lượng cuộc sống. Nhiều trường hợp đau vai gáy xảy ra trong nhiều tháng, cản trở khả năng vận động của người bệnh.

Đau vai gáy gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu
Đau vai gáy gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu

Dựa vào thời gian tiến triển của bệnh, người ta chia thành 2 loại đau vai gáy đó là:

  • Dạng cấp tính: Thường xuất hiện khi người bệnh nằm ngủ, ngồi sau tư thế hoặc mang vác vật nặng liên tục khiến các cơ căng giãn quá nhanh. Một số đối tượng bị chấn thương cơ, dây chằng ở vùng cổ vai gáy cũng tạo cảm giác đau nhức, khó chịu. Với dạng đau vai gáy cấp tính, cơn đau sẽ biến mất sau một thời gian, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Dạng mãn tính: Khi đau vai gáy cấp tính dai dẳng không khỏi sẽ trở thành dạng mãn tính. Lúc này mức độ, tần suất đau tăng lên, cản trở sinh hoạt, khả năng vận động của người bệnh. Cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nguyên nhân đau vai gáy

Đau vai gáy là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng và khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Nguyên nhân cơ học

Đau cổ vai gáy có thể xuất hiện do nguyên nhân cơ học, cụ thể:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, các bộ phận trong cơ thể có dấu hiệu lão hóa, lúc này hệ thống xương khớp dần suy yếu, giòn, dễ chịu tổn thương dù là tác động nhẹ, do đó người cao tuổi có nguy cơ bị đau mỏi cổ cao hơn người bình thường.
  • Hoạt động sai tư thế: Không ít trường hợp ngủ gục xuống bàn, ngồi cong lưng trong thời gian dài hoặc nằm nghiêng về một bên khiến các mạch máu bị chèn ép, khó lưu thông đến vùng cổ, vai gáy, gây ra những cơn đau nhức, khó chịu.
  • Vận động quá sức: Khi tập luyện thể dục thể thao, vận động quá sức hoặc sai kỹ thuật, không khởi động trước khi vận động cũng gây đau mỏi vai gáy.
Vận động quá sức có thể gây đau mỏi vai gáy
Vận động quá sức có thể gây đau mỏi vai gáy
  • Chấn thương: Bệnh lý này có thể hình thành do chấn thương, tổn thương mô mềm, dây chằng, cột sống và xương ở khu vực cổ, vai, gáy.
  • Nhiễm lạnh: Một số trường hợp để cơ thể bị nhiễm lạnh, gây tổn thương dây thần kinh, về lâu dài sẽ bị đau nhức vai gáy liên tục, dai dẳng.
  • Thiếu dưỡng chất: Nếu chế độ ăn uống không khoa học, thiếu vitamin, khoáng chất cần thiết sẽ khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu hơn, từ đó dẫn đến các vấn đề xương khớp.

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh nguyên nhân cơ học, hiện tượng đau mỏi ở vùng cổ, vai gáy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ khiến các gai xương hình thành, chèn ép vào dây thần kinh ở vùng cổ, vai gáy gây đau nhức, khó chịu. Lúc này người bệnh sẽ liên tục cảm thấy đau, cứng cổ khi thức dậy.
  • Vôi hóa cột sống: Khi cột sống bị vôi hóa, canxi lắng đọng, bám vào thân đốt sống. Các chồi xương chèn ép rễ dây thần kinh ống sống, gây ra cơn đau cổ vai gáy, cản trở khả năng vận động.
  • Viêm bao khớp vai: Đối tượng bị viêm bao khớp vai sẽ cảm nhận rõ những cơn đau ở một hoặc cả hai vai khi trời lạnh, lúc nửa đêm. Rất nhiều trường hợp không thể với tay lấy đồ trên cao, vòng tay ra sau hoặc chải đầu.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Khi bị rối loạn chức năng dây thần kinh, các dây thần kinh vùng cổ vai gáy bị kéo dài hoặc chèn ép gây đau mỏi, kèm theo đó người bệnh sẽ bị mất ngủ, mất tập trung,…
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Những trường hợp thường xuyên ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền khiến các cơ bị giãn quá mức, gây đau mỏi cổ, vai gáy. Bệnh lý này xuất hiện chủ yếu ở những nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe,…
Thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức vùng vai gáy
Thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức vùng vai gáy

Đối tượng đau vai gáy

Hiện tượng đau mỏi cổ, vai gáy có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên những trường hợp dưới đây có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả:

  • Người trung niên và người già, hệ thống xương khớp dần lão hóa.
  • Người thường xuyên ngồi lâu hoặc nằm không đúng tư thế.
  • Nhân viên văn phòng, lái xe, thợ máy, người lao động nặng nhọc.
  • Đối tượng có chế độ dinh dưỡng thiếu chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.
  • Trường hợp bị chấn thương trong lao động, sinh hoạt.

Triệu chứng thường gặp

Khi bị đau vai gáy, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng thường gặp như:

  • Cảm giác đau nhức ở vùng cổ, vai gáy, xuất hiện sau khi thức dậy, ngồi quá lâu trong một tư thế hoặc sau khi làm việc nặng.
  • Khi người bệnh đứng, ho, hắt hơi, vận động cổ hoặc thời tiết thay đổi, mức độ đau sẽ tăng lên và nghỉ ngơi thì cơn đau thuyên giảm.
  • Một số trường hợp chỉ vận động, di chuyển nhẹ nhàng cũng gây đau ở cổ, vai gáy.
  • Khi sờ vào vùng bả vai, cánh tay thấy tê cứng.
  • Cơn đau có thể kèm theo đau đầu, đau ở vùng mặt, hốc mắt, thậm chí lan xuống vùng cổ gáy, vùng chẩm và hai bên thái dương.
  • Nhiều người bệnh còn thấy xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…
  • Các cơn đau xuất hiện đột ngột với dạng cấp tính và âm ỉ, kéo dài với dạng mãn tính, tùy vào mức độ tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn.

Biến chứng

Đau vai gáy khi không được can thiệp từ sớm, về lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Chèn ép tủy sống vùng cổ: Khi các tổn thương ở vai gáy lan rộng đến vùng cột sống cổ và tiến triển nặng sẽ gây chèn ép ở khu vực này. Nhiều trường hợp còn bị rối loạn cảm giác ở chân tay, khó khăn khi vận động, liệt tứ chi hoặc nửa người.
  • Teo hoặc yếu cơ cánh tay: Nếu cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh có nguy cơ cao bị teo hoặc yếu cơ cánh tay. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đau ở một hoặc cả hai tay, kèm theo đó là cảm giác tê bì, mất cảm giác ở tay, khó cầm nắm.
Người bệnh có thể bị teo hoặc yếu cơ cánh tay
Người bệnh có thể bị teo hoặc yếu cơ cánh tay
  • Rối loạn tiền đình: Đây là biến chứng rất phổ biến ở những bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy, đặc biệt là đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Lý do là bởi bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu não, cản trở não nhận oxy và chất dinh dưỡng, gây đau đầu, giảm trí nhớ, mất tập trung,…
  • Đau rễ thần kinh: Hiện tượng đau mỏi cổ, vai gáy khiến rễ thần kinh cột sống cổ bị chèn ép, gây ra những cơn đau nhức dữ dội, bỏng rát, tê khắp vùng vai gáy, cổ, lưng, cánh tay.
  • Biến chứng khác: Ngoài những biến chứng kể trên, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng khó chịu, mệt mỏi liên tục, cơ thể suy nhược, mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm,…

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán đau vai gáy là việc cần làm để có thể xác định được nguyên nhân, mức độ bệnh, tình trạng hiện tại của bệnh nhân, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp chẩn đoán thường áp dụng cho trường hợp này bao gồm:

  • Chụp X-quang: Thông qua kết quả chụp X-quang, bác sĩ sẽ nhận thấy khoảng cách giữa hai xương cột sống bị thu hẹp, có thể phát hiện các bệnh lý như hẹp ống sống, viêm khớp, trượt đĩa đệm, gãy xương, khối u,….
  • Chụp CT và MRI: Hình ảnh thu được khi chụp CT hoặc MRI giúp quan sát chi tiết về dây chằng, dây thần kinh, gân, cơ,…
  • Điện cơ đồ: Đây là phương pháp được thực hiện nhằm mục đích đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh, qua đó bác sĩ chẩn đoán tình trạng đau cổ, vai gáy cùng các hiện tượng khác liên quan.
  • Xét nghiệm máu: Nhiều trường hợp được chỉ định xét nghiệm máu để phát hiện những bất thường nếu có ở khu vực bị đau.
  • Chọc dò tủy sống: Khi bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng cũng sẽ yêu cầu chọc dò tủy sống để xét nghiệm.
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán

Điều trị đau vai gáy

Tùy từng tình trạng bệnh, mức độ và nguyên nhân hình thành khác nhau mà các phương pháp điều trị vai gáy được áp dụng không giống nhau.

Thuốc Tây y

Sau khi thăm khám, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc Tây y để đẩy lùi nhanh chóng các cơn đau cùng những triệu chứng kèm theo. Uống thuốc tân dược cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Một số loại thuốc trị đau mỏi cổ, vai gáy thường được kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Bao gồm thuốc NSAID và Paracetamol, áp dụng cho người bị đau vai gáy cấp tính, các triệu chứng chưa quá rõ rệt. Với đối tượng bệnh nhẹ, có thể dùng thuốc dạng xịt hoặc cao dán giảm đau, ngược lại trường hợp bệnh nặng cần dùng thuốc dạng tiêm hoặc uống.
  • Thuốc giãn cơ: Nếu bệnh nhân bị đau ở khu vực cổ, vai gáy, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giãn cơ. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm trương lực cơ, kích thích tuần hoàn máu ngoại biên để làm giảm cơn đau nhức, khó chịu. Eperisone và Tolperisone là 2 loại thuốc phổ biến nhất trong trường hợp này.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Có tác dụng đẩy lùi các cơn đau nhức, đồng thời kiểm soát hiệu quả triệu chứng liên quan đến rễ thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, thuốc giảm đau thần kinh còn có thể điều trị hiện tượng đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn,…
  • Vitamin nhóm B: Thuốc vitamin nhóm B được chỉ định nhằm mục đích phục hồi, tái tạo chức năng của hệ xương khớp, đồng thời ức chế cơn đau, co cứng ở vùng cổ, vai gáy.
Sử dụng thuốc Tây giảm đau vai gáy
Sử dụng thuốc Tây giảm đau vai gáy

Vật lý trị liệu

Rất nhiều trường hợp bị đau mỏi vai gáy được bác sĩ chỉ định thực hiện vật lý trị liệu để giảm cơn đau, phục hồi chức năng của hệ xương khớp, giúp các khớp linh hoạt, dẻo dai.

  • Châm cứu: Phương pháp này xuất hiện từ khá lâu đời và đến hiện tại vẫn phổ biến. Châm cứu thông qua các kim mỏng xuyên qua da, đưa trực tiếp vào khu vực vai gáy bị đau, từ đó kích thích các huyệt đạo, giảm đau nhanh.
  • Bấm huyệt: Bấm huyệt sử dụng lực từ ngón tay, bàn tay tác động trực tiếp lên các huyệt đạo, kích thích lưu thông khí huyết đến khu vực đang bị tổn thương, hỗ trợ giảm đau, giúp người bệnh được thư giãn, thoải mái hơn.
  • Nhiệt trị liệu: Phương pháp này dùng dụng cụ chuyên biệt để tác động vào vùng cổ, vai gáy, nhằm mục đích chống viêm, giảm đau, tăng cường máu lưu thông trong cơ thể bệnh nhân.

Mẹo dân gian

Với tình trạng đau mỏi cổ vai gáy ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện, người bệnh có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên để cải thiện cơn đau tại nhà, cụ thể:

  • Dùng ngải cứu: Ngải cứu có chứa các thành phần hoạt chất có lợi, giúp thúc đẩy khí huyết lưu thông, giảm áp lực lên dây thần kinh, đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Bạn lấy một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi để ráo. Tiếp đến sao vàng dược liệu cùng muối hạt trên lửa nhỏ cho đến khi lá khô lại, có mùi thơm. Bọc lá ngải cứu vừa sơ chế vào miếng vải sạch, mỏng, chườm lên khu vực bị đau, thực hiện mỗi ngày 3 lần.
  • Hạt gấc: Sử dụng hạt gấc giúp kích thích các sinh huyệt, tăng cường máu và oxy đến vùng vai gáy, giảm đau, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Hạt gấc tách vỏ, lấy phần nhân bên trong mang sao vàng rồi tán thành bột mịn. Sau đó bạn bảo quản bột gấc trong lọ thủy tinh, mỗi lần dùng nửa thìa pha cùng 100ml nước ấm để uống, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Gừng tươi: Các hoạt chất trong gừng khi được đưa vào cơ thể sẽ làm thư giãn cơ, đẩy lùi tình trạng co cứng, làm dịu cơn đau nhanh chóng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn rửa sạch gừng, để cả vỏ, giã nát rồi thêm chút muối hạt. Bạn cho gừng vào miếng gạc hoặc khăn mỏng, sạch, đắp lên vùng vai gáy bị đau, cố định bằng khăn quấn trong khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
Dùng gừng tươi đẩy lùi các triệu chứng của bệnh
Dùng gừng tươi đẩy lùi các triệu chứng của bệnh

Phòng tránh tại nhà

Để có thể phòng tránh tình trạng đau vai gáy tại nhà, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, tập thói quen ngồi, nằm đúng tư thế.
  • Dành thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để xương khớp linh hoạt, tăng cường máu lưu thông.
  • Không lao động quá sức, tránh mang vác vật nặng.
  • Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất trong rau xanh, trái cây, hải sản, ngũ cốc,…
  • Không nên dùng chất kích thích, tránh dung nạp nhiều nước ngọt có gas, cà phê, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

Đau vai gáy là hiện tượng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại nếu không được can thiệp từ sớm. Do vậy ngay khi phát hiện những bất thường, bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo