4 Biện Pháp Hỗ Trợ Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Phổ Biến Hiện Nay
Thoái hóa khớp gối nếu không được kiểm soát từ sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sức khỏe, làm mất khả năng vận động. Chính vì vậy việc tìm các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Sau đây là những cách khắc phục được gợi ý cho bạn.
4 phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý xương khớp. Đây được hiểu là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, biến dạng dẫn đến mất tính đàn hồi, xương trong khớp bị va chạm, từ đó người bệnh sẽ có biểu hiện sưng, đau, cứng khớp, khả năng vận động bị giảm đáng kể.
Hiện tượng này nếu không có biện pháp can thiệp từ sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống. Thông thường sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ phù hợp với nguyên nhân, mức độ bệnh.
Theo chia sẻ từ lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, với gần 20 năm kinh nghiệm khám và xử lý bệnh xương khớp, ông chỉ ra 4 phương pháp giúp xử lý bệnh thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay:
Áp dụng mẹo dân gian
Bệnh thoái hóa khớp gối gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, về lâu dài, các khớp thường khô cứng, giảm khả năng vận động của người bệnh. Rất nhiều người bệnh ở mức độ nhẹ sử dụng nguyên liệu dân gian để đẩy lùi các triệu chứng và đã thành công.
Ưu điểm của mẹo dân gian đó là dùng thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, gần như không gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thực hiện vô cùng đơn giản, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí.
Dùng ngải cứu
Ngải cứu với nhiều hoạt chất có lợi thường xuất hiện trong các bài thuốc, mẹo dân gian. Đây cũng chính là một trong những nguyên liệu giúp đẩy lùi thoái hóa khớp gối. Nhờ đặc tính giảm đau, điều hòa khí huyết nên loại cây này có thể đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Được biết, các hoạt chất có trong ngải cứu vừa hỗ trợ giảm đau nhức, vừa đẩy lùi quá trình oxy hóa rất tốt, tăng cường chức năng của hệ xương khớp, từ đó người bệnh có thể vận động linh hoạt, dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên lấy 300g ngải cứu tươi, 2 thìa mật ong nguyên chất.
- Bạn mang lá ngải cứu đi rửa sạch, ngâm qua với nước muối pha loãng, chờ ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
- Chắt lấy phần nước cốt, pha cùng mật ong và uống trực tiếp.
- Người bệnh thoái hóa khớp gối nên uống 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối sau khi ăn, kiên trì sẽ hạn chế được các triệu chứng của bệnh.
Sử dụng lá lốt
Theo ghi chép của Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, không độc, cho công dụng kháng viêm, hạ khí, diệt khuẩn vô cùng tốt nên thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc xương khớp, bao gồm thoái hóa khớp gối.
Đặc biệt, theo nghiên cứu của Y học hiện đại, lá lốt có các thành phần hoạt chất có lợi cho sức khỏe xương khớp, có khả năng đẩy lùi cảm giác đau nhức khó chịu của bệnh thoái hóa khớp gối, đồng thời ức chế sự tấn công của vi khuẩn gây hại tới chức năng của khớp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 20g lá lốt tươi, mang rửa sạch, có thể ngâm cùng nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
- Tiếp đến bạn cho lá lốt vào ấm, sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ, cho đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống hết trong ngày.
Cây đinh lăng
Một trong các phương pháp xử lý thoái hóa khớp gối được dân gian áp dụng rất nhiều đó chính là sử dụng cây đinh lăng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần rễ của cây đinh lăng có chứa nhiều thành phần tốt cho xương khớp. Cụ thể cây đinh lăng có chứa đến hơn 20 loại acid amin cùng 8 loại saponin và các vitamin, khoáng chất. Khi được đưa vào cơ thể, những thành phần này sẽ hỗ trợ thúc đẩy máu lưu thông, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm đau, bổ khí huyết. Sử dụng cây đinh lăng đúng cách có thể hỗ trợ làm lành tổn thương và phục hồi chức năng xương khớp cho người bị thoái hóa khớp gối.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 20g rễ cây đinh lăng, mang rửa sạch rồi phơi đến khi khô.
- Tiếp đến cắt rễ đinh lăng thành từng khúc nhỏ, sao vàng.
- Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị để đun cùng 600ml nước trên lửa nhỏ, đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp, người bệnh chia phần nước thuốc thành nhiều lần uống hết trong ngày.
Dùng dây đau xương
Có thể bạn chưa biết, dùng cây đau xương có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối. Đây là nguyên liệu có tác dụng khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt, được ứng dụng nhiều trong quá trình đẩy lùi thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, đau vai gáy, tê bì chân tay,…
Đặc biệt người ta cũng tìm thấy trong dây đau xương có chứa hàm lượng dồi dào hoạt chất alkaloid cho khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và giảm đau mạnh mẽ. Bên cạnh đó, dior diterpen glycosid giúp ức chế hoạt động của hệ thần kinh, từ đó ức chế cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá dây đau xương và 1 ít rượu trắng.
- Lá dây đau xương rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
- Lúc này bạn cho rượu đã chuẩn bị vào, trộn đều và chắt lấy phần nước cốt để uống trực tiếp.
- Kết hợp với đó, người bệnh thoái hóa khớp gối lấy phần bã thuốc để đắp lên vị trí khớp bị tổn thương giúp phục hồi bệnh nhanh chóng hơn.
Thực tế, các mẹo nêu trên đều có tác dụng giảm đau với người bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ lương y Đỗ Minh Tuấn những cây thuốc nam nêu trên thường không đủ dược tính để tác động sâu vào gốc bệnh. Chính vì vậy, chúng chỉ thích hợp dùng cho trường hợp bệnh nhẹ và giảm triệu chứng tạm thời. Chưa kể, dùng không đúng cách dễ gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe. Muốn đẩy lùi được bệnh tốt hơn, người bệnh nên tìm hiểu áp dụng các giải pháp khác.
LƯƠNG Y TUẤN NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ – NHẮN TIN NGAY
Đẩy lùi thoái hóa khớp gối với thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y được xem là cách giảm triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối tác dụng nhanh, được bác sĩ chỉ định cho đa số các trường hợp. Thuốc tân dược hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, xử lý ngay các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên dùng thuốc Tây y có thể tiềm ẩn tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài hoặc không đúng liều lượng được chỉ định, do đó người bệnh cần hết sức thận trọng.
Một số loại thuốc thoái hóa khớp gối thường được các bác sĩ kê đơn, chỉ định cho bệnh nhân là:
- Thuốc chống viêm giảm đau: Nhóm thuốc này được dùng cho trường hợp thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc phát huy công dụng giảm đau nhanh chóng.
- Thuốc bôi ngoài da: Thuốc này thường ở dạng gel, bôi trực tiếp lên vị trí khớp gối bị đau ngày 2 – 3 lần giúp giảm đau nhanh.
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Thuốc giúp giảm triệu chứng thoái hóa khớp và hạn chế việc bệnh tiến triển nặng.
- Thuốc tiêm vào khớp: Các thuốc này thường chỉ cần dùng một liều, giúp bôi trơn, giảm sưng đau và cứng tại vị trí khớp gối.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp xử lý thoái hóa khớp gối phổ biến. Mục đích của vật lý trị liệu là tăng sức mạnh cho cơ đùi, giúp khớp gối vận động linh hoạt, dẻo dai hơn, đẩy lùi cảm giác đau nhức, căng cứng và làm chậm quá trình lão hóa khớp. Ngoài ra, một số trường hợp bị tổn thương khớp gối do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc chấn thương nhưng chưa cần phẫu thuật cũng có thể tập vật lý trị liệu để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Một số phương pháp vật lý trị liệu cho khớp gối gồm:
- Dùng sóng siêu âm: Loại sóng này có thể xâm nhập vào sâu bên trong khớp gối, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông, giảm viêm, giảm đau do thoái hóa khớp.
- Sử dụng điện xung: Với điện xung, vùng cơ quanh khớp gối sẽ rung lên, các cơ được giãn ra, từ đó tuần hoàn máu dễ dàng lưu thông, giảm đau, giảm hiện tượng co cứng khớp.
- Tập bằng máy gập duỗi tự động: Đây là thiết bị hỗ trợ vận động khớp gối liên tục nhằm mục đích tăng cường chức năng vận động ở khớp gối cho người bệnh.
- Bài tập vật lý trị liệu: Người bệnh được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu tại nhà hoặc có sự hỗ trợ của chuyên viên, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn, giúp các khớp linh hoạt, dẻo dai, vận động dễ dàng.
ĐÂU LÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH CỦA BẠN?
CHIA SẺ CÙNG CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Biện pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối
Trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối mức độ nghiêm trọng, không thể đáp ứng bằng thuốc, vật lý trị liệu và cơn đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt, chức năng của xương khớp, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật. Sau khi thăm khám, tùy từng mức độ, nguyên nhân và tình trạng bệnh khác nhau mà phương pháp phẫu thuật không giống nhau.
- Nội soi làm sạch: Nội soi làm sạch được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát, ở giai đoạn 2 và 3, thường xuyên bị đau nhức, giảm khả năng vận động hoặc thoái hóa khớp gối có dị vật khớp gối, trường hợp thoái hóa kèm theo viêm dày bao hoạt dịch. Tuy nhiên không phẫu thuật nội soi làm sạch cho trường hợp thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 4, đối tượng bị nhiễm trùng cấp tính toàn thân, rối loạn máu đông,…
- Nội soi tạo tổn thương dưới sụn: Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp thoái hóa do chấn thương ở người trẻ hoặc có vùng khuyết sụn nhỏ, vừa. Nội soi tạo tổn thương dưới sụn có thể kết hợp cùng ghép tế bào gốc tự thân nhằm đẩy lùi thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 2, 3 để mang đến công dụng tốt hơn.
- Ghép tế bào sụn tự thân: Ghép tế bào sụn tự thân được chỉ định cho người bệnh trẻ tuổi, có tổn thương sụn do chấn thương. Ưu điểm của phương pháp này là phục hồi được chức năng của khớp gối, sụn nhân tạo có tính đàn hồi, tính bền vững cao, tương tự sụn bình thường. Tuy nhiên nhược điểm của nó là người bệnh phải trải qua nhiều lần phẫu thuật, chi phí khá cao, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây biến chứng.
- Đục xương sửa trục: Đây là biện pháp nhằm thay đổi trục cơ học hay trục chịu lực của chân, đồng thời chuyển trọng tâm chịu lực của khớp gối từ khoang thoái hóa sang khoang lành. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được giảm tải áp lực ở bề mặt khớp thoái hóa, giảm đau, tăng khả năng vận động và đẩy lùi quá trình thoái hóa. Đục xương sửa trục thường được áp dụng cho trường hợp thoái hóa khớp gối sớm, thoái hóa một khoang hoặc bệnh nhân bị biến dạng chân.
- Thay khớp: Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 3, 4, không thể đáp ứng với các phương pháp khác. Mặc dù có thể giúp lấy lại khả năng vận động và loại bỏ được những cơn đau nhức trước đó nhưng thay khớp là cuộc phẫu thuật lớn, chi phí cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy bạn cần trao đổi chi tiết với bác sĩ trước khi có ý định thực hiện. Thêm vào đó, tuổi thọ của khớp nhân tạo chỉ đạt từ 10 – 15 năm nên thường áp dụng cho bệnh nhân trên 55 tuổi.
Thuốc Đông y xử lý thoái hóa khớp gối
Theo phân tích từ lương y Đỗ Minh Tuấn, bệnh thoái hóa khớp gối hình thành do ngoại tà xâm nhập khiến cho kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết không được lưu thông để nuôi dưỡng hệ cơ – khớp. Đồng thời, các yếu tố can – thận – tỳ bị tổn thương khiến cho cơ thể bị suy nhược và tạo điều kiện cho tà khí đi sâu vào cơ thể gây đau nhức,…
Dựa trên cơ chế hình thành bệnh và nguyên tắc đẩy lùi bệnh của YHCT là đi từ căn nguyên bệnh, từ cuối thế kỷ XIX, các thế hệ lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh. Bài thuốc tác động sâu vào nguyên nhân gây bệnh, giảm trừ triệu chứng và phục hồi sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
Nếu bạn đang tìm hiểu về phương pháp Đông y, hãy tham khảo thử bài thuốc này.
Xương khớp Đỗ Minh: Đẩy lùi thoái hóa khớp gối AN TOÀN, LÂU DÀI, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ
Để đẩy lùi thoái hóa khớp gối, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh hoạt động theo cơ chế CÔNG KIÊM BỔ TRỊ bằng liệu trình gồm 4 bài thuốc nhỏ:
- Thuốc thoái hóa khớp gối.
- Thuốc bổ gan giải độc.
- Thuốc hoạt huyết bổ thận.
- Thuốc ngâm rượu.
BÁO VTC.VN: Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh “đánh bật” thoái hóa khớp
Với sự kết hợp từ các bài thuốc nhỏ nêu trên, khi người bệnh tuân thủ theo đúng liệu trình, thuốc sẽ tác động vào sâu căn nguyên và phát huy những công dụng vừa bồi bổ, vừa phục hồi chức năng xương khớp:
- Khu phong trừ thấp
- Giảm triệu chứng đau nhức ở vùng khớp gối.
- Thúc đẩy khí huyết lưu thông, làm mạnh gân cốt.
- Tái tạo dịch để nuôi dưỡng khớp gối, phục hồi các tổn thương.
- Thanh nhiệt, bổ máu, mát gan.
- Nâng cao sức khỏe toàn diện, hạn chế bệnh quay lại.
Các bài thuốc nhỏ được kết hợp từ 30 – 50 vị thảo dược khác nhau trong kho tàng thuốc nam. Điển hình có thể kể đến như Dây đau xương, Gối hạc, Phòng phong, Sài đất, Cà gai, Bồ công anh, Hoàng kỳ, Bách bộ, Phục linh, Xích đồng, Tơ hồng xanh,…
Các vị thuốc được bóc tách và gia giảm với nhau theo liều lượng tiêu chuẩn, bổ trợ cho nhau để phát huy được tối đa dược tính phù hợp khắc phục thoái hóa khớp gối. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, công thức bào chế thuốc là ĐỘC QUYỀN của dòng họ Đỗ Minh.
Được biết, nhiều trang báo chí và truyền thông đánh giá cao về độ an toàn của bài thuốc thoái hóa khớp gối Đỗ Minh. Nguyên nhân xuất phát từ việc đơn vị này đã tự chủ về nguồn dược liệu bào chế nên bài thuốc. Thay vì nhập thảo dược ngoài thị trường, Đỗ Minh Đường tự xây dựng hệ thống vườn thuốc riêng theo tiêu chuẩn HỮU CƠ. Nhờ vậy, thuốc an toàn và phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.
Thảo dược ngoài sơ chế, phơi khô và cắt thành thang thuốc cho bệnh nhân tự mang về đun sắc còn được nhà thuốc hỗ trợ sắc sẵn thành dạng viên và ngâm rượu sẵn. Với dạng này, người bệnh có thể dùng trực tiếp và mang theo người rất tiện. Xét về khả năng thẩm thấu và phát huy công dụng cũng vượt trội hơn so với thuốc tự sắc.
Báo 24h: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường phát triển vườn dược liệu sạch, phục vụ bào chế thuốc cứu người
Song song với dùng thuốc uống, nhà thuốc Đỗ Minh Đường còn khuyến khích người bệnh nên kết hợp với vật lý trị liệu và chế độ ăn uống tập luyện tại nhà. Cụ thể:
- Vật lý trị liệu: Giúp giảm triệu chứng đau nhức và phục hồi chức năng của khớp gối, giúp khớp trở nên linh hoạt hơn.
- Chế độ ăn uống: Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp như omega-3, canxi, vitamin,… nhằm hỗ trợ ngừa thoái hóa khớp, giúp xương chắc khỏe hơn.
Với mỗi bệnh nhân khi đến thăm khám tại Đỗ Minh Đường, dựa trên thể trạng và mức độ bệnh mà lương y Tuấn sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Số lượng của các bài thuốc nhỏ và số buổi vật lý trị liệu là khác nhau nhằm mục đích phù hợp và đẩy lùi bệnh nhanh chóng, an toàn.
Xét về tác dụng, lương y Tuấn nhận định việc uống thuốc đều đặn và đúng chỉ dẫn quyết định đến 80%. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý việc dùng thuốc là quan trọng hơn hết. Dù vậy, khi kết hợp đầy đủ cả trị liệu và chế độ ăn uống, khả năng phục hồi bệnh sẽ nhanh chóng, an toàn hơn. Qua đó, vừa giúp đẩy lùi bệnh, vừa tối ưu chi phí cho người bệnh.
Thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân dùng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh và đẩy lùi được bệnh thoái hóa khớp gối:
Chị Nguyễn Thị Bách bị thoái hóa khớp gối, viêm đa khớp đã phục hồi bệnh bằng thuốc Xương khớp Đỗ Minh: “Tôi thấy khớp của tôi nhẹ nhàng hơn, người dễ chịu hơn. Uống hết liệu trình thuốc là không còn thấy gối bị đau nhức gì nữa, vận động nhẹ nhàng và thoải mái.”
Nhiều bệnh nhân khác giải quyết bệnh tại Đỗ Minh Đường đã gửi lời cảm ơn đến nhà thuốc:
Một số phản hồi khác của bệnh nhân:
Bài thuốc xử lý thoái hóa khớp Đỗ Minh hiện được nghiên cứu và bào chế ĐỘC QUYỀN tại Đỗ Minh Đường. Người bệnh muốn sử dụng bài thuốc có thể đến trực tiếp nhà thuốc để được thăm khám và lên phác đồ phù hợp nhất với thể trạng và mức độ bệnh.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG
- Cơ sở Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình/ Hotline: 0963 302 349
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh/ Hotline: 0938 449 768
- Website: https://dominhduong.com/ | https://dominhduong.org/
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/
Những lưu ý cần nhớ khi xử lý thoái hóa khớp gối
Lương y Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh, khi can thiệp đẩy lùi thoái hóa khớp gối, dù bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Thoái hóa khớp là bệnh nguy hiểm, do đó bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế và lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ về hướng phù hợp.
- Khi áp dụng mẹo dân gian, dùng thuốc hay vật lý trị liệu cần kiên trì, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không nên bỏ cuộc giữa chừng sẽ không đạt được tác dụng như mong muốn.
- Trong quá trình đẩy lùi bệnh, nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra, hỗ trợ xử lý.
- Bên cạnh các biện pháp kể trên, bệnh nhân cần đặc biệt chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân, ưu tiên thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi, khoáng chất, hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều đường.
- Dành thời gian vận động nhẹ nhàng, không ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu, đồng thời không lao động quá sức, mang vác vật nặng.
- Tránh xa chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia vì chúng là tác nhân khiến quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn.
Trên đây là các biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến, được các bác sĩ, chuyên gia chỉ định. Tùy từng trường hợp khác nhau mà phương pháp áp dụng cũng có sự khác biệt. Tốt hơn hết bạn nên thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nhận phác đồ phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!