Những Cách Phòng Ngừa Bệnh Gout Hiệu Quả, Đơn Giản Tại Nhà
Bệnh gout thường gây ra cảm giác đau nhức, sưng viêm và khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Do đó, để hạn chế những mức độ nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh nhân cần phải có hướng phòng ngừa bệnh gout sao cho thật hiệu quả.
Những thông tin cần biết về bệnh gout
Gout hay còn có tên gọi là Thống Phong. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do sự tích của lượng acid uric bị dư thừa tại các khớp. Khi bị gout, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sưng viêm, nóng đỏ, đau nhức khớp. Thời gian đầu, bệnh thường gây ảnh hưởng đến ngón chân cái. Sau đó, bệnh có xu hướng lan rộng ra các khu vực các khớp xung quanh.
Theo đó, những đối tượng dễ mắc bệnh gout đó là:
- Nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 55.
- Những người trung niên và cao tuổi.
- Bên cạnh đó, so với những người có khối lượng cơ thể ở mức ổn định thì người bị thừa cân, béo phì sẽ rất dễ mắc phải bệnh gút.
- Người sử dụng quá nhiều rượu bia trong một thời gian dài sẽ khiến cho lượng acid uric ở trong máu tăng cao và gây bệnh gút.
- Thói quen sử dụng các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, ăn nhiều hải sản cũng là nguyên nhân gây bệnh gout.
- Người bị tăng acid uric ở trong máu và gặp phải những rối loạn chuyển hóa khác.
- Yếu tố di truyền từ những người thân trong gia đình.
- Lạm dụng sử dụng các loại thuốc như Aspirin, Thiazide…
- Bệnh nhân gặp vấn đề về thận, tim mạch và huyết áp.
Những cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh gout một cách hiệu quả, bạn nên lưu ý tới các vấn đề sau:
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Có thể nói rằng, chế độ ăn uống hàng ngày là một trong số những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tình trạng tiến triển của bệnh lý. Việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm có chứa lượng purin chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Khi lượng purin được hấp thụ ngày càng nhiều vào cơ thể, chúng sẽ phân hủy thành những acid uric và khiến cho nồng độ acid uric ở trong máu bị tăng cao. Do đó, cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả đó là bạn nên loại bỏ các loại thực phẩm dưới đây ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày:
- Thực phẩm có lượng đạm cao, có gốc từ purin như trứng gia cầm, nội tạng động vật, các loại hải sản…
- Những thực phẩm có lượng đạm lớn như thịt đỏ , thịt gia cầm, cá, các loại đậu.
- Những loại đồ ăn có lượng chất béo lớn như mỡ động vật, đồ ăn được chế biến sẵn, món ăn được chiên xào qua nhiều dầu mỡ.
- Không nên sử dụng các loại đồ uống có nhiều cồn, nước chè đặc, cà phê. Bởi lẽ, chúng sẽ gây ra sự rối loạn chuyển hóa và khiến cho quá trình đào thải lượng acid uric ra bên ngoài bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
Việc bổ sung các nhóm thực phẩm sau là một cách phòng ngừa bệnh gout đơn giản và hiệu quả:
- Bổ sung những loại trái cây và rau củ quả giàu vitamin. Bạn nên đảm bảo bổ sung từ 500 đến 1000 mg lượng vitamin C mỗi ngày.
- Nên sử dụng thường xuyên các loại tinh bột cũng như carbohydrate như bún, phở, khoai, bánh mì, gạo, ngũ cốc … Bởi lẽ, những loại thực phẩm này có chứa lượng purin rất an toàn. Do đó, khi được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ làm giảm nồng độ acid uric có ở trong nước tiểu.
- Bổ sung những loại rau xanh có tác dụng đào thải lượng acid uric ở trong máu ra bên ngoài như cần tây, cải bó xôi, cải bẹ xanh…
- Lựa chọn sử dụng những loại thịt có lượng purin thấp như thịt heo, thịt cá sông, thịt lườn gà. Bạn nên đảm bảo có thể bổ sung từ 50 đến 150 gam lượng protein mỗi ngày.
- Thay vì sử dụng các loại đồ ăn được chiên xào qua nhiều dầu mỡ, bạn nên lựa chọn sử dụng các món luộc, hấp…
- Nên chế biến những món ăn hằng ngày bằng những loại dầu như dầu vừng, dầu lạc, sử dụng chất béo từ thực vật để làm giảm lượng chất béo vốn được tích trữ ở trong cơ thể.
Bổ sung nước đầy đủ
Để giúp cho quá trình đào thải lượng acid uric ở bên trong cơ thể ra bên ngoài một cách tốt hơn, bạn nên tăng cường uống nước đều đặn hằng ngày. Theo đó, người bệnh nên duy trì bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để tránh lượng muối urat bị kết tủa ở trong cơ thể. Nước khoáng kiềm hoặc nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất dành cho những bệnh nhân bị gút. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng nước có ga hoặc nước ngọt bởi chúng có thể khiến cho muối bị kết tủa tại các khớp.
Ngoài việc bổ sung nước lọc một cách đơn thuần, bạn có thể cho một lát chanh tươi vào trong nước và uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Hoạt chất có trong chanh sẽ hỗ trợ đào thải lượng acid uric ra bên ngoài và cải thiện những triệu chứng đau nhức xương khớp do bệnh gút gây ra.
Thêm vào đó, bạn cũng nên hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng các loại đồ uống có cồn, rượu, bia, chất kích thích và thuốc lá. Đây chính là những tác nhân chủ yếu gây ra bệnh gút.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh gout
Bên cạnh việc chú trọng đến chế độ ăn uống hằng ngày thì việc rèn luyện thể chất cũng là một cách để phòng ngừa bệnh gút được các chuyên gia, bác sĩ khuyến khích. Theo đó mỗi ngày bạn nên dành ra từ 15 đến 30 phút để rèn luyện những bài tập phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh gút xuất hiện.
Khi cơ thể được vận động một cách thường xuyên, xương khớp sẽ ngày càng chắc khỏe. Từ đó sẽ giúp các khớp được cải thiện sự linh hoạt cũng như độ dẻo dai. Đây là điều rất quan trọng để hạn chế những vấn đề liên quan đến xương khớp khi về già.
Không những vậy, tăng cường tập luyện thể dục thể thao còn giúp cho quá trình trao đổi chất trở nên tốt hơn. Từ đó sẽ giúp giải phóng những sự tổn thương và sự căng thẳng ở hệ thần kinh trung ương. Nhờ vậy mà khả năng tuần hoàn, lưu thông máu cũng như quá trình bài tiết sẽ trở nên thuận lợi.
Bệnh nhân nên lựa chọn những bộ môn phù hợp với mức độ thể trạng và vấn đề bệnh lý của mình. Bạn không nên tập luyện những bộ môn có tính mạo hiểm cao hoặc gây ra sự rủi ro cao như chấn thương. Những bộ môn thích hợp cho những người muốn phòng ngừa bệnh gout phải kể đến như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga.
Chú ý đến liều lượng sử dụng thuốc
Trong trường hợp nếu như các cơn đau cấp tính không có xu hướng thuyên giảm, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng những loại thuốc phòng ngừa bệnh gout có khả năng làm giảm lượng acid uric ở trong máu. Mục đích của những loại thuốc này đó là hỗ trợ điều trị bệnh gút và ngăn ngừa bệnh gút bị tái phát trở lại.
Trong những loại thuốc này đều có chứa các loại hoạt chất có khả năng đặc trị mạnh mẽ. Một khi bệnh nhân sử dụng những loại thuốc này, lượng acid uric sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết. Nếu bệnh nhân dùng thuốc trong một thời gian dài, các hoạt chất sẽ bị lắng đọng ngày càng nhiều và buộc phải loại bỏ những thành phần này ra bên ngoài. Khi ấy, quá trình để thanh lọc lượng acid uric sẽ bị cản trở. Do đó mà sự kết tủa của natri urat tại các khớp sẽ gây ra những cơn đau gout ở mức độ cấp tính.
Để phòng ngừa bệnh gút, bạn nên lưu ý khi sử dụng các loại thuốc như thuốc chống lao, thuốc lợi tiểu, vitamin niacin, isotretinoin, aspirin, levodopa…
Có thể nói, tùy thuộc vào tình trạng cũng như mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân các loại thuốc phù hợp. Do đó, để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra.
Kiểm soát những bệnh lý có liên quan
Trên thực tế, gút vốn dĩ là căn bệnh thường có mối liên quan mật thiết tới những bệnh lý mạn mãn tính khác như bệnh về thận, huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý liên quan đến tim mạch và những bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
Chính vì vậy, trong trường hợp mắc phải những bệnh lý này, bạn nên chủ động thăm khám cũng như điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra. Có thể nói rằng, việc kiểm soát các bệnh lý là một trong số những cách để phòng ngừa bệnh gút hiệu quả.
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp
Theo một số nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người mắc phải bệnh gút đều thuộc trong đối tượng bị thừa cân, béo phì. Vốn dĩ, lượng acid uric thường tỷ lệ thuận với số cân nặng. Do đó, khối lượng cơ thể càng tăng thì nguy cơ mắc phải bệnh gút sẽ càng lớn. Chính vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ mắc phải bệnh gút, bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế tình trạng bị béo phì thừa cân.
Việc giữ cân nặng ở mức ổn định sẽ giúp làm giảm sự áp lực lên hệ thống xương khớp. Từ đó giúp hạn chế đáng kể những triệu chứng mà bệnh gút gây ra. Tuy nhiên, bạn nên có kế hoạch giảm cân sao cho phù hợp và khoa học. Bạn không nên quá kiêng khem hoặc nhịn ăn bởi sẽ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, hạn chế tình trạng stress, căng thẳng.
Có thể bạn không biết rằng, căng thẳng, stress chính là một trong số những yếu tố thúc đẩy bệnh gút phát triển. Do đó, để ngăn ngừa bệnh, bạn nên biết cách cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc. Tình trạng lo âu và mất ngủ nếu kéo dài sẽ có thể dẫn đến những sự rối loạn chuyển hoá ở trong cơ thể và gây ra bệnh gút.
Phòng ngừa bệnh gout bằng việc thực hiện việc kiểm tra sức khỏe theo đúng định kỳ
Thông thường, quá trình phát triển của bệnh gút thường trải qua 4 giai đoạn. Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, các triệu chứng vẫn chưa được biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh chỉ có thể phát hiện khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn thứ 2. Khi ấy, những cơn đau buốt ở mức độ cấp tính sẽ xuất hiện nên việc điều trị một cách dứt điểm sẽ trở nên khó khăn hơn.
Do đó, để phòng ngừa bệnh gút, bạn nên thực hiện việc thăm khám theo định kỳ 6 tháng/lần để có thể kiểm soát được nồng độ acid uric, phòng ngừa nguy cơ mắc phải bệnh gout.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn những cách phòng ngừa bệnh gout rất hữu ích mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Nếu còn bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!