Cập nhật phác đồ điều trị gout từ Bộ Y tế năm 2022
Phác đồ điều trị gout là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ bệnh gút gây ra nhiều cơn đau khớp dữ dội, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của con người. Bài viết tổng hợp thông tin chi tiết về những phác đồ điều trị được chuyên gia khuyên dùng hiện nay.
Phác đồ điều trị gout bằng thuốc tân dược
Thuốc tân dược là phương pháp điều trị bệnh gout quen thuộc với người bệnh. Thuốc có hiệu quả nhanh chóng, giảm đau và sưng tấy hiệu quả ngay từ vài liều đầu tiên. Tuy nhiên, chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị từ bác sĩ. Không nên tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau.
Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong chữa bệnh gout bao gồm:
Nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh gout là cơn đau khớp dữ dội. Người bệnh thường gặp phải những cơn đau tái phát nhiều lần trong ngày. Mức độ đau có thể tăng khi di chuyển, ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, uống rượu.
Một số chuyên gia xương khớp cho biết, 3 loại thuốc dưới đây có tác dụng giảm nhanh cơn đau, điều trị phòng chống tái phát hiệu quả.
- Thuốc chống viêm Colchicin: Có khả năng ức chế cơn đau gout cấp nhanh chóng, điều trị dự phòng chống tái phát. Chỉ nên dùng 1mg/1 ngày, dùng liều cao có thể gây ngộ độc.
- Thuốc chống viêm không steroid: Piroxicam, Diclofenac, Indomethacin, Naproxen, Ibuprofen…có tác dụng giảm sưng tấy, dành riêng cho bệnh nhân mắc viêm đau dạ dày.
- Corticoid: Chứa hoạt chất điều trị trực tiếp trên vị trí khớp bị viêm, đau và sưng, phòng chống nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn.
Nhóm thuốc trung hòa acid uric trong máu
Acid uric là nguyên nhân chính gây nên bệnh gout. Khi nồng độ acid uric tăng cao quá mức cho phép sẽ gây nên hiện tượng lắng đọng ở các khớp. Thời gian lâu dài, tạo thành tinh thể muối urat và các hạt tophi gây biến dạng khớp.
Một số thuốc tân dược có tác dụng hạ nồng độ acid uric trong máu người bệnh nên tham khảo:
- Probenecid tăng cường chức năng thận, giảm hấp thu acid uric trong máu.
- Allopurinol ngăn chặn sản xuất acid uric, tăng khả năng đào thải, hạn chế hình thành tinh thể muối urat.
- Febuxostat ức chế men xanthin oxidase hạn chế sản xuất acid uric.
- Pegloticase có khả năng trung hòa acid uric trong máu.
Nhóm thuốc hỗ trợ tuần hoàn, tăng đào thải acid uric trong máu
Thận có vai trò quan trọng trong quá trình đào thảo acid uric trong máu, hạn chế hình thành tinh thể muối urat. Vì thế, chức năng thận khỏe mạnh là một trong những cách duy trì nồng độ acid uric trong máu ổn định.
Một số loại thuốc có chứa hoạt chất hỗ trợ tuần hoàn, tăng đào thải acid uric bao gồm:
- Topiroxostat có tác dụng tốt trong việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.
- Probenecid giúp tăng đào thải acid uric, hạn chế hình thành tinh thể muối urat trong các khớp, phòng chống cơn đau hiệu quả.
- Benzbromarone: Phòng chống các biến chứng của bệnh gout, đặc biệt là biến dạng khớp.
- Lesinurad: Cân bằng nồng độ acid uric trong máu, tăng đào thải qua nước tiểu, phòng cơn đau khớp tái phát.
Phác đồ điều trị gout bằng phương pháp ngoại khoa
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị khi bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng. Lúc này các hạt tophi đã hình thành tại các khớp, gây biến dạng khớp. Người bệnh thường gặp phải cơn đau dữ dội, khó di chuyển, đặc biệt đau nhức vào ban đêm.
Lúc này, bác sĩ thường đưa ra lời khuyên cắt bỏ hạt tophi, cải thiện triệu chứng bệnh. Thêm vào đó phẫu thuật cắt hạt tophi còn phù hợp với một số đối tượng như:
- Sử dụng thuốc điều trị không hiệu quả
- Xuất hiện biến chứng tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận…
- Không dị ứng với thành phần thuốc gây mê, gây tê và kháng sinh
- Bệnh nhân gặp tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn
Người bệnh lưu ý, phẫu thuật chữa bệnh gout có thể gây nên nhiều phản ứng không mong muốn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, chăm sóc sau phẫu thuật cần thực hiện cẩn thận, tránh nhiễm trùng tuyệt đối. Người bệnh nên cân nhắc trước khi quyết định điều trị.
Phác đồ điều trị gout bằng Đông y có hiệu quả không?
Chữa bệnh gout bằng Đông y được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả. Bởi lẽ, thuốc có thành phần từ thiên nhiên, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Đặc biệt hơn nữa, cơ chế điều trị bệnh của phương pháp này mang đến lợi ích tốt nhất cho cơ thể.
Các vị thảo dược tự nhiên đi sâu điều trị từ nguyên căn bệnh lý, hạn chế triệu chứng tái phát, ngăn cản cơn đau dữ dội. Hoạt chất tự nhiên giúp trung hòa acid uric trong máu, tăng tuần hoàn, tăng khả năng đào thải ra ngoài. Dược chất trong các vị thuốc còn làm tan các tinh thể muối, hạn chế u cục, chống biến dạng khớp.
Ngoài ra, một số loại thảo dược tự nhiên còn chứa nhiều dược chất có lợi cho hệ tuần hoàn. Trong nhiều bài thuốc YHCT cổ, ông cha ta thường kết hợp các vị giảm đau, giảm viêm cùng vị thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Từ đó, tạo ra cơ chế điều trị song song, hạn chế cơn đau dữ dội, đồng thời đào thải acid uric trong máu, phòng biến chứng bệnh hiệu quả.
Theo nhiều chuyên gia xương khớp, người bệnh nên sử dụng một số nhóm thuốc Đông y điều trị bệnh gout bao gồm:
- Nhóm thuốc chống biến chứng bệnh: bạch truật, xương truột, tỳ giải, trạch tả, chỉ xác, thanh bì, cam thảo…
- Nhóm thuốc giảm đau: Cốt khí, thổ phục linh, mộc qua, ngưu tất, hoàng bá, sinh địa, phòng phong…
- Nhóm chống viêm: Tri mẫu, ngân diệp, bạch thược, mộc thông, xích thược, hải đồng bì…
Lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị gout
Người bệnh cần cẩn trọng khi áp dụng phác đồ điều trị gout, để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn và làm giảm hiệu quả của thuốc. Bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyên rằng, người bệnh khi sử dụng thuốc cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Người bệnh nên thông báo chi tiết tình trạng bệnh lý, để được điều chỉnh phác đồ chữa bệnh thích hợp
- Chữa bệnh theo hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ
- Không nên tự điều trị tại nhà, đặc biệt là dùng thuốc giảm đau
- Nên dùng thuốc trung hòa acid uric trong thời gian lâu dài, không nên dùng liều lượng cao dễ gây ngộ độc
- Tăng cường uống nhiều nước để tránh hiện tượng kết tủa sỏi thận, cũng như tăng cường đào thải acid uric ra ngoài.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng
- Người mắc sỏi thận nên cung cấp chi tiết tình trạng sức khỏe cho bác sĩ.
- Người bệnh KHÔNG nên dùng rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc
- Nên thiết lập thực đơn ăn uống lành mạnh, hạn chế chất đạm, tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh.
- Trong quá trình sử dụng, thuốc tân dược có một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, hạ huyết áp, mệt mỏi…
Nếu điều trị trong thời gian dài triệu chứng gout không thuyên giảm, người bệnh nên tái khám để được tư vấn điều trị bằng phác đồ khác.
Tất cả thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh biết rõ về phác đồ điều trị gout tốt nhất hiện nay. Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống và lối sống khoa học lành mạnh. Người bệnh không nên sử dụng rượu bia, ăn nhiều rau xanh, luyện tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, trước khi áp dụng phác đồ điều trị bất kỳ, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!