Thoái Hóa Khớp Háng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Giải Quyết

Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh thường tiến triển chậm, khó phát hiện và tiềm ẩn nguy cơ gây tàn phế nếu không được khắc phục và kiểm soát kịp thời. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn cải thiện tốt.

Bạn có nằm trong nhóm đối tượng bị thoái hóa khớp háng?

Khớp háng là một trong những bộ phận giữ vai trò quan trọng trong hệ thống xương khớp của con người. Bệnh xảy ra khi sụn bọc ở chỏm xương đùi bị bào mòn dẫn đến bề mặt sụn bị cứng và sần. Khi vận động, xương chậu cọ xát mạnh vào chỏm xương khiến người bệnh đau đớn và di chuyển khó khăn.

Thoái hóa khớp háng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp háng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh thoái hóa khớp háng được chia thành 2 nhóm chính gồm:

  • Thoái hóa nguyên phát: Đây là tình trạng thường gặp ở những người trên 60 tuổi.
  • Thoái hóa thứ phát: Xảy ra sau chấn thương (trật khớp háng, gãy cổ xương đùi, vỡ ổ cối) hoặc bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

Khi tìm hiểu thoái hóa khớp háng bệnh học, bệnh có khả năng xảy ra ở bất cứ ai nhưng thường gặp nhất ở những đối tượng như:

  • Người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
  • Người từng bị tai nạn, chấn thương ở khu vực khớp háng.
  • Người có tiền sử mắc viêm khớp háng.
  • Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp háng cao hơn so với nam giới.

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vận động, nhất là khi đi lại và cúi người. Bởi thế, việc can thiệp hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp háng cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng là gì?

Với kinh nghiệm gần 20 năm khám chữa bệnh, lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường cho biết cùng với khớp đùi và khớp gối, khớp háng giữ vai trò quan trọng trong việc làm trụ đỡ cho phần trên của cơ thể. Tuy nhiên, khớp háng rất dễ bị tổn thương, thoái hóa bởi những nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Đây là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp háng phổ biến hàng đầu. Khi tuổi càng cao, tình trạng loãng xương sẽ diễn ra càng nhanh dẫn đến tình trạng thoái hóa.
  • Chấn thương: Những người bị tai nạn lao động, té ngã, chấn thương thể thao hoặc gặp một số chấn thương khác ở khớp cũng rất dễ bị thoái hóa khớp háng.
  • Thừa cân: Khi cân nặng cơ thể vượt quá mức sẽ tạo lực ép lên khớp háng khiến vị trí này bị quá tải gây thoái hóa khớp.
  • Do bẩm sinh: Một số ít trường hợp trẻ nhỏ sinh ra đã có cấu tạo khớp háng hoặc xương chân dị dạng.
  • Tiền sử bệnh khớp: Với những người có tiền sử mắc các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, dính khớp, trật khớp háng, viêm khớp nguyên nhân do lao… thì nguy cơ khớp háng bị thoái hóa cũng rất cao.
  • Yếu tố khác: Khớp háng thoái hóa cũng có thể là biến chứng của một số bệnh như gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố…

Dấu hiệu nhận biết khớp háng thoái hóa

Khi khớp háng bị thoái hóa, cơn đau thường khởi phát khi người bệnh thực hiện những động tác như ngồi xổm, dạng háng, gập người… Về lâu dài, tình trạng này sẽ làm hạn chế khả năng vận động, thậm chí khiến người bệnh mất khả năng chuyển động.

Mặt khác, tùy thuộc vào mức độ tiến triển mà triệu chứng thoái hóa khớp háng có những biểu hiện khác nhau như:

  • Giai đoạn nhẹ: Cơn đau khởi phát đột ngột từ vùng bẹn, dần dần mở rộng xuống vùng đùi, ra sau mông và chuyển sang khớp gối. Mức độ đau có xu hướng gia tăng khi người bệnh vận động hoặc đứng quá lâu.
  • Giai đoạn tiến triển: Cảm giác đau xuất hiện nhiều hơn, chủ yếu vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc nếu bệnh nhân đang ngồi đột ngột đứng dậy. Một số trường hợp xuất hiện cảm giác nhức mỏi ở háng khi về đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Giai đoạn muộn: Cơn đau xuất hiện bất cứ lúc nào với cường độ dày đặc hơn. Đặc biệt, cảm giác đau gia tăng về đêm và khi thay đổi thời tiết, có thể xảy ra ngay cả khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi.
Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng
Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng

Ngoài ra, bệnh nhân thoái hóa khớp háng cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Cứng khớp vào sáng sớm hoặc khi ngồi quá lâu, có thể kèm theo giảm khả năng vận động của khớp.
  • Khô khớp khi bệnh nhân cử động tạo ra những âm thanh lạo xạo, lục cục.
  • Gặp nhiều khó khăn khi đi lại, cúi người, bước lên xuống,…

Nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện của thoái hóa khớp háng, bệnh nhân cần thăm khám sớm tại các địa chỉ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn và có phương án khắc phục kịp thời.

Bị thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?

Khớp háng thoái hóa không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Mọc gai xương: Mọc gai xương là một dạng biến dạng xương, có thể xảy ra khi tình trạng thoái hóa kéo dài và không được điều trị kịp thời. Mọc gai xương có thể gây đau, khó chịu và giảm khả năng di chuyển của người bệnh.
  • Lệch trục khớp: Lệch trục khớp là tình trạng trục của đầu gối không còn đứng thẳng trên trục xương chân mà bị dịch về phía trong hoặc ngoài. Nguyên nhân là do lớp sụn bị bào mòn đẩy phần xương sang một bên và gây lệch trục.
  • Thoát vị hoạt dịch: Tình trạng thoái hóa khiến cho chất dịch ở khớp háng bị thoát ra ngoài. Lúc này, hai đầu xương thiếu chất dịch “bôi trơn” khiến bệnh nhân gặp đau đớn khi cử động.
  • Tê liệt vĩnh viễn: Khi bệnh tiến triển nặng, chỏm xương đùi và ổ cối bị biến dạng, các gai xương bám đầy quanh khớp sẽ khiến người bệnh mất khả năng vận động và không thể di chuyển.

ĐỪNG ĐỂ BỆNH NẶNG MỚI CHỮA

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG VỚI CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN GIẢI PHÁP PHÙ HỢP

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bài test nhanh bạn đang gặp phải triệu chứng nào dưới đây?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Cách chẩn đoán bệnh

Việc chẩn đoán thoái hóa khớp háng là điều giữ vai trò quan trọng, giúp đưa ra được phương pháp chữa bệnh thích hợp để giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để tiến hành thăm khám.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sáng để kiểm tra một số vấn đề như sự yếu cơ vùng bẹn, tình trạng sưng đau, khả năng di chuyển của khớp háng, đánh giá sải chân… Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như:

  • Xét nghiệm máu giúp xác định kháng thể trong cơ thể có liên quan đến bệnh lý viêm khớp nào khác không.
  • Chụp X-quang giúp phát hiện các dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai xương, đặc xương dưới sụn hoặc các trường hợp bị khuyết xương.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc CT scan (chụp cắt lớp vi tính) giúp kiểm tra thay đổi cấu trúc xương như khuyết tật sụn khu trú, chẩn đoán các tổn thương tủy xương ở xương dưới sụn.
  • Xạ hình xương nhằm đánh giá được tình trạng của mô mềm và xương hông.

Ngoài ra, tùy trường hợp mà bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện siêu âm, xét nghiệm công thức máu, định lượng đường, xét nghiệm men gan và creatinin, điện giải đồ, điện tâm đồ,…

Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh chính xác
Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh chính xác

Giải pháp đẩy lùi thoái hóa khớp háng

Có nhiều cách để giải quyết thoái hóa khớp háng, tùy thuộc vào mức độ và thời gian diễn tiến của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông dụng nhất:

Trị liệu thần kinh cột sống

Đây là một trong những phương pháp chữa thoái hóa khớp háng tích cực không cần dùng thuốc, được áp dụng cho những trường hợp bệnh lý chưa cần chỉ định phẫu thuật.

Bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập tại nhà như:

  • Bài tập rắn hổ mang: Người bệnh nằm úp xuống sàn, đặt lòng bàn tay xuống đất, để ở ngang vai hoặc ngực. Sau đó, bạn đẩy tay để nâng ngực lên khỏi sàn cho đến khi cảm thấy căng ở lưng dưới và hông. Hãy cố gắng giữ vị trí này trong 10 giây và lặp lại khoảng 3 – 5 lần.
  • Bài tập kéo gối: Người bệnh nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối co lại và dùng tay kéo đầu gối áp sát vào ngực, giữ tư thế này trong thời gian 10 giây. Nên áp dụng bài tập kéo gối mỗi ngày để đạt tác dụng tốt.
  • Bài tập nâng cao chân: Đứng thẳng trên mặt đất, 2 tay để thả lỏng sao cho có cảm giác thoải mái nhất. Sau đó, bạn hãy tiến hành kéo 1 chân lên và sử dụng tay kéo đầu gối sát vào ngực, cố gắng giữ nguyên tư thế trong 5 giây và thực hiện với bên còn lại. Thực hiện lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần để thấy được kết quả.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu khi có sự hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn. Đây là những bài tập cho khả năng tăng cường lưu thông máu, tăng sự vận động của các khớp để hỗ trợ cải thiện các cơn đau và phục hồi chức năng khớp háng.

Thuốc Tây chữa thoái hóa khớp háng

Thuốc tây được chỉ định trong đẩy lùi triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện những cơn đau cấp dữ dội và gặp khó khăn khi cử động. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng loại thuốc giảm đau khác dưới sự kê đơn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng viêm nhóm NSAIDS: Thuốc thường được dùng chung với nhóm thuốc giảm đau trong hỗ trợ điều trị thoái hóa.
  • Thuốc giãn cơ: Được chỉ định khi bệnh nhân bị co cơ, đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Thực phẩm chức năng: Ngoài các nhóm thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng để bổ sung canxi, vitamin và một số khoáng chất tốt cho xương khớp.

KHÔNG CẦN PHỤ THUỘC VÀO THUỐC TÂY Y GIẢM ĐAU

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN CÁCH CHỮA HIỆU QUẢ, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Phẫu thuật khớp háng

Khi tìm hiểu thoái hóa khớp háng và cách chữa phẫu thuật là phương án cuối cùng khi người bệnh không đáp ứng tốt với các phác đồ điều trị trước đó hoặc khả năng vận động bị suy giảm đáng kể.

Tùy từng trường hợp mà các loại phẫu thuật thường được áp dụng để chữa thoái hóa khớp háng gồm:

  • Cắt bỏ gai xương được thực hiện với mục đích hạn chế rủi ro biến dạng khớp hoặc chèn ép mạch máu và dây thần kinh.
  • Thay khớp háng bán phần phù hợp với những trường hợp lớp sụn khớp ở chỏm xương đùi chỉ bị bào mòn một phần.
  • Thay khớp háng toàn phần được chỉ định cho người trên 60 tuổi hoặc khi bệnh tiến triển nặng. Người bệnh sẽ được ghép khớp nhân tạo có chức năng tương tự khớp háng tự nhiên vào cơ thể.
Phẫu thuật khớp háng được chỉ định cho trường hợp bệnh nặng
Phẫu thuật khớp háng được chỉ định cho trường hợp bệnh nặng

Mặc dù phẫu thuật là phương pháp có tỉ lệ thành công cao nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Đặc biệt, khi lựa chọn phương án thay khớp háng toàn phần, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề như nứt xương đùi, khớp háng bị nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu, lỏng khớp, trật khớp, tổn thương mạch máu và dây chằng…

Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần thực hiện các giải pháp phục hồi chức năng càng sớm càng tốt để tăng cơ lực và ngăn ngừa teo cơ.

Thuốc Đông y can thiệp sâu, an toàn với người bệnh

Thuốc Đông y nổi tiếng chữa bệnh CHẬM NHƯNG CHẮC. Đặc biệt, phương pháp này có độ an toàn cao, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng người bệnh thoái hóa khớp háng.

Tuy nhiên, thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh phải đun sắc lỉnh kỉnh và phải dùng trong thời gian dài mới cảm nhận được công dụng. Một số thuốc có mùi vị hơi đắng, gắt khó uống. Chính vì vậy, có không ít người e ngại dùng đông y chữa bệnh.

Nếu bạn cũng đang e ngại dùng Đông y chữa bệnh, đừng lo, bài thuốc gia truyền 155 năm XƯƠNG KHỚP ĐỖ MINH sẽ là giải pháp toàn diện giành cho bạn. Phương thuốc này giải quyết được hầu hết các nhược điểm nêu trên.

Khắc phục thoái hóa khớp háng bằng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ cuối thế kỷ XIX cho tới nay, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh chữa thoái hóa khớp háng đã nhiều lần được tối ưu, hoàn thiện. Chính nhờ vậy, bài thuốc này khắc phục được nhiều nhược điểm của thuốc Đông y, khiến nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn. Cụ thể:

Phù hợp mọi đối tượng

Bài thuốc thoái hóa khớp háng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ được kê đơn dựa trên tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy ngay cả người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người có bệnh lý nền,… vẫn dùng được.

Bên cạnh đó thuốc cũng hiệu quả với các trường hợp mới bị thoái hóa khớp háng, người bị thoái hóa lâu năm, người đã dùng thuốc tây y và áp dụng các phương pháp khác nhưng không đẩy lùi được bệnh.

Quy tụ 50+ vị thuốc nam 

Không chỉ cải tiến dạng thuốc, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh còn đặc biệt khi kết hợp hơn 50 vị thuốc nam với nhau. Toàn bộ được gia giảm theo nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ của YHCT. Các vị thuốc được chia thành các nhóm chính sau:

  • Nhóm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa: Hy thiêm, Gối hạc, Dây đau xương, Xuyên quy,…
  • Nhóm hoạt huyết bổ thận: Xích đồng, Gắm, Hoàng kỳ, Bách bộ, Dây tơ hồng xanh,…
  • Nhóm thuốc bổ gan, giải độc: Diệp hạ châu, Kim ngân cành, Nhân trần, Bồ công anh,…

Tác dụng chuyên sâu, lâu dài

Thay vì chỉ dùng một thang thuốc chung cho mọi người bệnh, nhà thuốc chia nhỏ liệu trình thành 4 bài thuốc và lên phác đồ chi tiết, gia  giảm linh hoạt với mỗi bệnh nhân cụ thể, hoạt động theo cơ chế CÔNG KIÊM BỔ TRỊ:

  • Giải quyết các vấn đề của xương khớp bị thoái hóa, bồi bổ khí huyết và phục hồi chức năng của vùng khớp háng bị thoái hóa.
  • Đào thải độc tố, phục hồi chức năng các tạng phủ và làm chậm quá trình khớp bị thoái hóa.

Nếu người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của lương y nhà thuốc, tình trạng thoái hóa khớp háng sẽ được giải quyết từ gốc. Còn cụ thể thời gian đẩy lùi bệnh còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người.

Bào chế dạng viên tiện lợi

Song song với thuốc dạng thang sắc truyền thống,  nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế thuốc chữa thoái hóa khớp háng ở dạng viên nhỏ gọn, tiện lợi. Với thuốc mới này, người bệnh có thể dùng trực tiếp mà không cần đun sắc lỉnh kỉnh, mất công.

Thuốc bảo quản dễ dàng và có kích thước nhỏ gọn. Bạn có thể mang theo người mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp hạn chế tối đa trường hợp quên uống thuốc làm gián đoạn tác dụng của thuốc.

Thuốc thoát vị đĩa đệm nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Các vị thuốc dùng bào chế nên bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh được chiết tách và xử lý cẩn thận. Nhờ vậy, cảm giác đắng gắt, mùi hắc khó chịu gần như là không có. Người bệnh dễ dàng uống thuốc mà không cần lo lắng về mùi vị.

Công dụng thực tế đã được kiểm chứng

Theo tiết lộ từ nhà thuốc Đỗ Minh Đường, hơn 90% bệnh nhân đến nhà thuốc tiếp nhận phác đồ chữa thoái hóa khớp háng đều nhận được kết quả ngoài mong đợi. Rất nhiều người không ngần ngại lên hình và nhận xét về bài thuốc:

Một số bệnh nhân khác gửi phản hồi về nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

Nhờ những thành công từ bài thuốc chữa thoái hóa khớp mang lại, Đỗ Minh Đường cũng được nhiều trang báo uy tín biết đến và lên bài giới thiệu:

Nếu bạn đang bị thoái hóa khớp háng và muốn đẩy lùi tình trạng một cách an toàn, hãy liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được hỗ trợ.

THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

ĐẶT LỊCH KHÁM ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ THUỐC CỦA ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Thoái hóa khớp háng là một bệnh lý hiếm gặp nhưng nó có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu bạn phát hiện cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám và chữa kịp thời.

THAM KHẢO: Giấy phép hoạt động của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo