Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ: Cách Nhận Biết Và Khắc Phục Bệnh
Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những bệnh xương khớp có tỷ lệ người mắc khá cao. Bệnh ngoài gây khó khăn trong đời sống hàng ngày chúng còn làm tăng nguy cơ bại liệt nếu không được quan tâm, hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách. Vậy làm sao để phát hiện sớm và xử lý? Bạn đọc có thể tham khảo thêm trong nội dung bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống cổ thoát ra khỏi bao xơ và gây nên tình trạng chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ. Như chúng ta đều biết, “cầu nối” giữa đầu và xương sống chính là đốt sống cổ – bộ phận được hình thành từ 7 đốt sống. Trong y học, chúng được đánh số từ C1 – C7 và được nối liền với nhau bằng đĩa đệm.
Trong số những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thì khu vực bị tổn thương chủ yếu nằm ở đốt sống cổ C5 và C6. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các đốt sống cột sống cổ còn lại không bị tổn thương.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ
Dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ phổ biến nhất mà bạn cần nắm:
- Yếu tố di truyền: Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở cổ. Trường hợp gia đình bạn có người bị mắc bệnh đĩa đệm thì nguy cơ cao bạn cũng bị di truyền bệnh lý này.
- Do tuổi tác: Xương khớp, đĩa đệm sẽ bị thoái hóa theo thời gian. Khi bạn còn trẻ, đĩa đệm sẽ có chứa nhiều nhân nhầy nhưng khi tuổi càng cao, lượng nhân nhầy sẽ giảm dần. Từ đó làm đĩa đệm hoạt động kém linh hoạt, khi di chuyển – vặn cổ, đĩa đệm có nguy cơ bị rách, thoát vị rất cao.
- Lối sống không lành mạnh: Lười vận động, thường xuyên hút thuốc lá, ăn uống thiếu dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh là những thói quen xấu có thể làm suy giảm chức năng đĩa đệm.
- Gặp chấn thương, tai nạn: Khi cột sống bị tác động một lực lớn sẽ khiến các chất nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài, gây chèn ép lên tủy sống hay các rễ thần kinh khu vực xung quanh.
- Tư thế sai: Tư thế vận động không phù hợp sẽ gây áp lực lên cột sống cổ, hệ xương khớp. Chưa kể, người lao động bốc vác hay phải thường xuyên chịu lực lớn lên cột cột sống cổ sẽ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đĩa đệm.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ
Làm thế nào để xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ được nhận biết thông qua dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và cấp độ cụ thể như sau:
Dấu hiệu lâm sàng
Với dấu hiệu lâm sàng, bạn có thể xác định qua việc ấn, nắn hoặc những biểu hiện cụ thể bên ngoài. Chẳng hạn như:
- Cơn đau bắt đầu từ một vài đốt sống cổ rồi lan dần ra vùng bả vai, cánh tay, cả sau đầu và hốc mắt.
- Có cảm giác tê ngứa từ vùng cổ lan ra toàn thân rồi tới chân tay, tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn – ngón tay,…
- Khó khăn trong việc ngửa, xoay đầu, đưa tay ra sau lưng, giơ lên cao, đi bộ,…
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị khó tiểu, táo bón, khó thở, đau một bên lồng ngực,…
Cận lâm sàng
Dấu hiệu cận lâm sàng chỉ được phát hiện ra khi tiến hành chụp MRI. Lúc này dựa trên kết quả để xác định đĩa đệm thoát vị ra trước hay ra sau, khối nhân nhầy không ở vị trí bình thường. Hay cấu trúc cột sống, thân đốt sống bị thay đổi, chiều cao đốt sống giảm và rễ dây thần kinh – tủy sống có dấu hiệu bị chèn ép.
Dấu hiệu tăng theo cấp độ
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo cấp độ sẽ có những biểu hiện như sau:
- Cấp độ 1: Người bệnh ban đầu sẽ có cảm giác cổ hơi cứng, khó xoay, hơi đau mỗi lần cúi hoặc ngửa đầu. Sau đó, cơn đau sẽ dần xuất hiện và lan xuống vai, đau hơn khi làm việc nặng, mức độ đau tăng lên từng ngày.
- Cấp độ 2: Các cơn đau kéo dài từ gáy ra sau đầu, vai. Khi vận động phần cổ hoặc chỉ xoay nhẹ cũng có thể bị vướng, có cảm giác đau, thậm chí là vẹo cổ.
- Cấp độ 3: Đau nhức ở vùng trán, gáy, chẩm, lan xuống bả vai. Người bệnh có thể bị đau, tê bì một hoặc 2 bên cánh tay. Trong một số trường hợp có kèm theo triệu chứng nấc cụt, ngáp chảy nước mắt, chóng mặt khi vận động.
CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG GẶP PHẢI – CHUYÊN GIA HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẨY LÙI
Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Lương y
- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường - Từng cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2
- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT
Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi tới gặp bác sĩ. Được biết, do bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động xoay cổ, đầu nên nếu bị thoát vị, các tư thế này sẽ trở nên kém linh hoạt hơn.
Thông thường, tình trạng đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm cổ thường được kiểm soát bằng thuốc, bảo tồn, không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:
- Đau lan rộng: Các cơn đau có thể lan dọc từ cột sống xuống toàn bộ lưng, tới mông, đùi và cẳng chân. Điều này khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, các bộ phận hoạt động kém linh hoạt hơn.
- Hẹp ống sống: Biến chứng này gây ra những cơn đau từ nhẹ đến nặng, có thể đau tê ở vai, bả vai, cánh tay, đau nặng đốt sống cổ hoặc đôi khi gây yếu cơ. Những triệu chứng này cũng tương tự như khi bị đau thần kinh tọa. Cơn đau sẽ giảm nếu vùng cổ vai của người bệnh được giảm áp lực trong khi nằm, cúi gập, thả lỏng người. Tuy nhiên, tình trạng sẽ tồi tệ hơn nếu duy trì lâu ở tư thế đứng thẳng lưng.
- Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn máu não: Trường hợp đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu sẽ gây chèn ép lên hệ thống động mạch đốt sống thân. Từ đó gây ra tình trạng thiếu máu não hoặc thiểu năng tuần hoàn máu não.
- Chèn ép rễ thần kinh cánh tay: Rễ thần kinh xuất phát từ tủy cổ qua lỗ liên hợp, khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí gây chèn ép lên tủy sống hoặc chèn lên các lỗ liên hợp sẽ chèn ép lên các dây thần kinh tại đây. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi gáy, co cơ lan truyền xuống một hoặc cả hai bên cánh tay, kèm theo tình trạng tê bì hoặc teo cơ cánh tay.
- Hội chứng chèn ép tủy: Người gặp phải tình trạng này thường có biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác khi đốt sống chỉ mới gặp tình trạng đau nhẹ hoặc không đau.
- Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: Hội chứng sẽ gây nên tình trạng ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng. Thỉnh thoảng, người bệnh có cảm giác đau ở phần hốc mắt, mắt mờ từng cơn, đỏ mặt đột ngột, hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột, đau ngực từng cơn, thực quản bị chèn ép gây khó khăn cho việc ăn uống.
- Tàn phế suốt đời: Đáng buồn hơn, nhiều trường hợp có thể bị tàn phế suốt đời do thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Ngoài những triệu chứng mà bản thân có thể cảm nhận được, bác sĩ sẽ cần thăm khám và đánh giá thêm các triệu chứng thực thể để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi và kiểm tra tình trạng cụ thể ở bệnh nhân thông qua việc nắn, bóp và quan sát biểu cảm của họ.
Bên cạnh đó, bạn sẽ cần tiến hành thực hiện một số chẩn đoán hình hành để xác định vị trí bị thoát vị đĩa đệm và các yếu tố liên quan khác. Trong đó, phim chụp X-quang sẽ giúp đánh giá đường cong sinh lý của cột sống cổ – tình trạng mất vững cột sống. Cộng hưởng từ cột sống nhằm xác định tủy sống, thần kinh, các mô mềm xung quanh. Hoặc điện chẩn thần kinh cơ để đo lường mức độ tổn thương thần kinh cũng như loại trừ một số bệnh thần kinh nội khoa khác.
Tùy theo tình trạng và mức độ bệnh lý cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau. Do đó, để biết chính xác, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ cần tới bệnh viện để thăm khám – kiểm tra và trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Các biện pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống rất đa dạng, tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ cụ thể.
Phương pháp nội khoa
Nội khoa là phương pháp dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Loại thuốc chủ yếu dùng gồm:
ĐỌC THÊM: Các loại thuốc tây hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm được kê đơn
Các nhóm thuốc thường dùng gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Là các loại thuốc không cần kê đơn, kê đơn có tác dụng giảm đau thông thường.
- Nhóm thuốc chống viêm: Gồm thuốc dạng uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Thuốc chỉ định cho trường hợp bị đau nhức nhiều tại vùng đĩa đệm thoát vị
- Nhóm thuốc giãn cơ: Được chỉ định khi bệnh nhân gặp vấn đề co cứng cột sống khó khăn khi vận động
- Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Thuốc sẽ được tiêm vào cơ thể quanh tủy sống để giảm viêm sưng, chèn ép ở đĩa đệm. Đối tượng được chỉ định là người bị thoát vị đĩa đệm nặng có chèn ép dây thần kinh.
- Nhóm thuốc hỗ trợ: Là các loại vitamin, thuốc tốt cho máu, hệ thần kinh và sự chuyển hóa.
DÙNG NHIỀU THUỐC TÂY GÂY TÁC DỤNG PHỤ
LẮNG NGHE CHUYÊN GIA TƯ VẤN CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ
Vật lý trị liệu gồm các phương pháp sóng ngắn, siêu âm, xoa bóp và kéo giãn cột sống cổ… Muốn xử lý bệnh, bạn cần tránh chấn thương, không tự ý kéo giãn tại nhà, không thực hiện ở những nơi chưa được cấp giấy phép về vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cổ
Với những trường hợp áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị bằng thuốc, vật lý trị liệu nhưng không mang lại kết quả sau 6 – 8 tuần. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định bạn chuyển sang ngoại khoa với những lựa chọn phẫu thuật gồm:
- Lấy đĩa đệm lối trước: Là phương pháp hàn xương liên thân đốt có hoặc không có nẹp cổ trước. Đồng thời sử dụng đĩa đệm động tạo hình khớp đốt sống cổ nhằm giúp đảm bảo các chức năng vận động.
- Tiếp cận lối sau: Được áp dụng cho những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cổ, hẹp ống sống cổ, cốt hóa dây chằng dọc sau. Cả trong trường hợp có hay không có nẹp vít cố định khối khớp bên.
- Phẫu thuật cắt đĩa đệm: Kỹ thuật giúp tác động lên cột sống cổ từ C3 – C7 hoặc C2 – C3, C1 – C7. Từ đó lấy bỏ những chồi xương, đĩa đệm bị hư hỏng, hàn xương vào khoang đĩa đệm, giúp làm vững cột sống. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt đĩa đệm, cố định và hàn xương liên thân đốt lối trước có thể gặp phải một số biến chứng nên cần hết sức lưu ý.
- Giải ép cột sống cổ lối sau: Kỹ thuật này sẽ bao gồm việc cắt bỏ bản sống, mõm gai để làm rộng ống sống cổ. Giải ép cột sống cổ lối sau sẽ được thực hiện với những đối tượng bị thoát vị đĩa đệm hay gai xương nhiều tầng có kèm bệnh tủy sống. Hoặc người bị thoát vị đĩa đệm hẹp ống sống cổ nặng, nhiều tầng.
- Mở lỗ liên hợp lối sau: Được thực hiện để giải ép rễ thần kinh, không giải ép tủy sống. Mở lỗ liên hợp lối sau là kỹ thuật tạo một “lỗ khóa” nhỏ ở bản sống, giúp làm rộng đường ra của rễ thần kinh nên thường được chỉ định cho trường hợp rễ thần kinh do mảnh rời đĩa đệm phía sau/bên bị chèn ép.
Phẫu thuật phức tạp nên có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy mọi người cần tìm hiểu kỹ cơ sở để thực hiện.
Phục hồi đĩa đệm cổ bằng đông y
Đông y là phương pháp lâu đời kết hợp thảo dược tự nhiên, gia giảm thuốc theo cơ địa, thể bệnh. Đông y có ưu điểm cho tác động sâu, lâu dài và an toàn hơn thuốc tây. Tuy nhiên cơ chế chậm, người bệnh cần kiên trì uống thuốc kết hợp vật lý trị liệu để đạt được kết quả tốt.
Bài thuốc mà chúng tôi gợi ý cho bạn đó chính là Đỗ Minh Thoát Vị Thang. Lý do:
- Đỗ Minh Đường là đơn vị được Sở y tế cấp phép hoạt động [XEM THÊM]
- Bài thuốc hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm đã tồn tại hơn 150 năm
- Bài thuốc được giới thiệu trên VTV2 – Khỏe thật đơn giản, VTV2 Social…
- Được diễn viên Văn Báu và bệnh nhân trên khắp cả nước tin dùng.
Cùng tìm hiểu rõ hơn bài thuốc sau đây.
Có bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Thoát Vị Thang không lo thoát vị đĩa đệm cổ
Đây là bài thuốc nam được nghiên cứu, bào chế từ thế kỷ XIX, qua 5 đời truyền nhân. Đỗ Minh Thoát Vị Thang hiện do lương y Đỗ Minh Tuấn kế thừa, tối ưu.
Một liệu trình thuốc hoàn chỉnh để xử lý bệnh thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gồm:
- Thuốc thoát vị đĩa đệm
- Thuốc bổ gan giải độc
- Thuốc hoạt huyết bổ thận
- Thuốc ngâm rượu.
Mỗi bài thuốc sẽ có công dụng khác nhau, được gia giảm LINH HOẠT theo thể bệnh, độ tuổi, tình trạng. Cụ thể sau khi có kết luận chính xác từ lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ có đơn thuốc và hướng dẫn chi tiết liều lượng, cách dùng.
THÀNH PHẦN BÀI THUỐC
Đỗ Minh Thoát Vị Thang được kết hợp từ hơn 50 loại thảo dược. Thuốc chứa nhiều thành phần từ quý hiếm đến quen thuộc như: Hy thiêm, đỗ trọng, độc hoạt, tơ hồng xanh, đẳng sâm, cốt toái bổ…
Nguồn gốc dược liệu, được lấy từ 2 nguồn đảm bảo là vườn thuốc của chính Đỗ Minh Đường quy hoạch và thảo dược thu mua từ người đi rừng, trung tâm dược liệu. Tất cả đều qua quá trình chọn lọc, sơ chế, bào chế theo quy chuẩn, công thức bí truyền.
CÔNG DỤNG
Gìn giữ, phát huy nguyên lý hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trong y học cổ truyền bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang không chỉ giúp khắc phục triệu chứng mà sẽ đi vào giải quyết tổng thể từ gốc bệnh đến các vấn đề liên quan như ngũ tạng, hệ miễn dịch…
Cụ thể, với cơ chế CÔNG BỔ KIÊM TRỊ thuốc sẽ:
- TẤN CÔNG CĂN NGUYÊN: Đẩy lùi tác nhân gây bệnh, điều hòa âm dương, tiêu viêm, giải độc.
- KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG: Chức năng đĩa đệm được phục hồi dần; giảm mức độ và tần suất đau; rễ dây thần kinh được giải phóng hết tê bì, cử động dễ dàng.
- TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE: Mọi biểu hiện bệnh đều được giải quyết, hệ miễn dịch nâng cao, ngũ tạng hoạt động ổn định, tinh thần thoải mái, ngủ ngon, hết mệt mỏi, tạo hàng rào bảo vệ cơ thể toàn diện.
ĐỌC THÊM: Thông tin chi tiết về bài thuốc thoát vị đĩa đệm của Đỗ Minh Đường
THỜI GIAN SỬ DỤNG, LƯU Ý
Không có mốc thời gian cố định cho tất cả người bệnh mà sẽ được chẩn đoán dựa vào tình trạng bệnh thực tế, quá trình dùng thuốc của bệnh nhân. Tác dụng sẽ được tăng cường khi kết hợp cùng vật lý trị liệu, tập luyện, nghỉ ngơi đúng cách.
Lương y Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: “Dùng thuốc của Đỗ Minh Đường bạn cần KIÊN TRÌ, uống thuốc ĐÚNG – ĐỦ – ĐỀU theo chỉ định. Nếu chỉ uống thuốc khi đau, mong đợi kết quả sau nửa tháng hoặc 1 tháng thì rất khó. Ngoài uống thuốc, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng, quá trình tập luyện thể dục thể thao cũng hỗ trợ rất nhiều vào quá trình phục hồi chức năng đĩa đệm, giảm đau, tăng cường vận động.
Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất cứ vấn đề gì hãy liên hệ với nhà thuốc để tôi và các bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường đồng hành, hỗ trợ bạn sao cho đạt kết quả tốt.”
BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM VỀ THUỐC ĐỖ MINH THOÁT VỊ THANG
BẠN MUỐN ĐƯỢC LƯƠNG Y TUẤN TƯ VẤN
CÂU CHUYỆN KHÁCH HÀNG
Rất nhiều câu chuyện thành công đã được ghi nhận, đăng tải trên báo chí, website nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Trong đó phải kể đến trường hợp của chú Phạm Văn Đăng – Phú Thọ bị thoát vị đĩa đệm nặng, không tự đi đứng được. Sau khi áp dụng phác đồ của Đỗ Minh Đường chú đã có thể đi lại, sinh hoạt như bình thường.
Xem chi tiết hành trình của chú Đăng TẠI ĐÂY.
Hay trường hợp của Nghệ sĩ Văn Báu bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cũng đã khắc phục thành công.
VIDEO CHI TIẾT:
Các phản hồi khác theo ghi nhận
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bài thuốc, phác đồ trị thoát vị đĩa đệm của Đỗ Minh Đường hãy liên hệ theo địa chỉ:
THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG
|
Trên đây là những thông tin xung quanh bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ. Đây là bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bệnh nhân phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Vậy nên, nếu nhận thấy những cơn đau bất thường dai dẳng, mọi người nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để thăm khám, điều trị theo hướng dẫn từ những người có chuyên môn.
Lưu ý: Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn rõ hơn.
BÁO 24H đưa tin: Hỗ trọ chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt, an toàn, đáng tin cậy?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!