Top 8+ Thuốc Tây Trị Đau Nhức Xương Khớp Thông Dụng

Để giảm nhanh chóng cơn đau nhức do bệnh lý về xương khớp gây ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y. Đây là nhóm thuốc đặc trị, có hiệu quả tức thì nhưng cần thận trọng khi dùng, bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. Sau đây là thông tin chi tiết về 8 loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp mà bạn có thể tham khảo.

8+ thuốc Tây trị đau nhức xương khớp thông dụng nhất

Hiện nay trên thị trường dược phẩm có rất nhiều loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp. Do đó, để có thể khái quát được tất cả, bài viết này sẽ phân loại dựa trên từng nhóm thuốc để cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

1. Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp Acetaminophen

Acetaminophen là thuốc giảm đau nhức xương khớp có thành phần chính là Paracetamol. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng đối với những cơn đau cấp tính với cường độ từ nhẹ đến trung bình. Việc quá lạm dụng Acetaminophen sẽ gây nhờn thuốc và nhiều tác dụng phụ khác như co mạch, tăng huyết áp, táo bón, đau tim,…

Thuốc Acetaminophen giúp giảm đau nhức xương khớp
Thuốc Acetaminophen giúp giảm đau nhức xương khớp

Thành phần thuốc: Paracetamol.

Tác dụng: Giảm cơn đau nhức cấp tính từ nhẹ tới trung bình.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với Paracetamol.
  • Bệnh nhân thiếu máu, mắc bệnh về tim, phổi, gan, thận.
  • Người thiếu hụt men G6PD
  • Người thiếu máu, mắc bệnh tim, gan, phổi thận; phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi dùng Acetaminophen.

Cách sử dụng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 500mg – 1000mg/lần (tùy vào mức độ đau), mỗi lần dùng cách nhau tối thiểu 4 – 6 tiếng.
  • Trẻ dưới 12 tuổi: 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể/lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 tiếng.
  • Người có bệnh lý mạn tính: Dùng Acetaminophen theo chỉ định của bác sĩ.

Giá bán tham khảo: Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp Acetaminophen có giá bán khoảng 14.000 VNĐ/vỉ 10 viên 500mg.

2. Thuốc nhóm NSAID

NSAIDs là tên gọi tắt của nhóm thuốc chống viêm không Steroid. Dạng thuốc này hoạt động bằng cách ức chế Cyclooxygenase toàn thân, nhờ đó mà các cơn đau nhức, sưng viêm khớp được cải thiện đáng kể.

NSAIDs chính là phương án tiếp theo trong trường hợp người bệnh sử dụng Acetaminophen không mang lại hiệu quả. Bởi loại thuốc này có khả năng giảm đau, giảm viêm mạnh hơn.

Thuốc nhóm NSAID hỗ trợ cải thiện đau xương khớp hiệu quả
Thuốc nhóm NSAID hỗ trợ cải thiện đau xương khớp hiệu quả

Các loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp thuộc nhóm NSAID phổ biến nhất bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib,…

Thành phần: Tùy vào loại thuốc chống viêm không Steroid sẽ có thành phần khác nhau.

Tác dụng: Giảm đau sưng khớp do phản ứng viêm.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người bệnh dạ dày, suy gan thận.
  • Trẻ dưới 12 tuổi.
  • Người có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc NSAIDs.

Cách sử dụng: Mỗi loại thuốc NSAID đều có liều dùng và cách dùng khác nhau. Cụ thể:

  • Aspirin: Uống 3 – 4g/ngày, chia làm 3 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 6 – 8 tiếng.
  • Ibuprofen: Uống 2 – 4g/lần, uống cách mỗi 4 – 6 giờ khi xuất hiện cơn đau.
  • Naproxen: 2,5 – 5g/lần, ngày uống 2 lần vào mỗi buổi sáng và chiều.
  • Celecoxib: 1 – 2 viên/lần/ngày tùy mức độ đau nhức xương khớp (Không dùng quá 1 tuần).

Giá bán tham khảo:

  • Aspirin: Aspirin 81mg, hộp 10 vỉ x 10 viên có giá 170.000 VNĐ.
  • Ibuprofen: Ibuprofen 200mg hộp 10 vỉ x 10 viên có giá 45.000 VNĐ.
  • Naproxen: Naproxen 500mg hộp 3 vỉ x 10 viên có giá khoảng 43.000 VNĐ.
  • Celecoxib: Celecoxib 200mg hộp 3 vỉ x 10 viên có giá khoảng 300.000 VNĐ.

3. Glucosamine Chondroitin

Thuốc chống thoái hóa khớp Glucosamine Chondroitin cũng thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp đau nhức xương khớp. Loại thuốc này có tác dụng chính là kích thích cơ thể sản sinh Collagen và Proteoglycan, giúp tổn thương tại mô sụn được phục hồi. Thuốc Glucosamine Chondroitin nếu dùng trong thời gian dài còn giúp ổn định ổ khớp, tăng độ nhờn cho khớp để chống thoái hóa. Từ đó, mức độ và tần suất các cơn đau phát sinh trong tương lai sẽ giảm thiểu đáng kể.

Thuốc Tây chứa thành phẩn Glucosamine Chondroitin cũng giúp giảm đau xương khớp
Thuốc Tây chứa thành phẩn Glucosamine Chondroitin cũng giúp giảm đau xương khớp

Thành phần thuốc: Glucosamine và Chondroitin.

Tác dụng: Chống thoái hóa xương, phục hồi thương tổn tại mô sụn, giảm đau.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với hải sản.
  • Người dưới 18 tuổi.
  • Người quá mẫn với thành phần thuốc Glucosamine Chondroitin.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú bằng sữa mẹ.

Cách sử dụng: Sử dụng 2 – 3 viên/lần, mỗi ngày uống 1 – 2 lần. Duy trì liều dùng này trong vòng 3 – 6 tháng để thấy cải thiện cơn đau hiệu quả nhất.

Giá bán tham khảo: Thuốc chống thoái hóa khớp Glucosamine Chondroitin có giá giao động từ 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ/hộp 100 viên nén.

4. Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau xương khớp tại chỗ thường được bào chế ở dạng miếng dán hoặc thuốc xịt, thuốc bôi ngoài. Đây là loại thuốc có độ an toàn cao và không gây tác hại lên gan, thận. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng với các cơn đau nhẹ, xuất hiện tại các khu vực nhỏ.

Các loại thuốc giảm đau nhức xương khớp tại chỗ thường dùng là: Lidocaine, Methyl Salicylate, Menthol,…

Thuốc giảm đau tại chỗ Lidocaine
Thuốc giảm đau tại chỗ Lidocaine

Thành phần thuốc: Tùy loại thuốc giảm đau tại chỗ sẽ có chứa thành phần khác nhau.

Tác dụng: Giảm đau, sưng tại chỗ.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng thành phần trong thuốc giảm đau tại chỗ.
  • Vùng khớp đau nhức cần dùng thuốc có vết thương hở
  • Cách sử dụng: Tùy loại thuốc giảm đau tại chỗ mà bạn hãy dán, bôi hoặc xịt thuốc ở vị trí khớp đau nhức.

Giá bán: Giá các loại thuốc giảm đau tại chỗ trên thị trường hiện nay đang dao động từ 20.000 – 100.000 VNĐ/tuýp bôi và khoảng 8.000 – 10.000 VNĐ/miếng dán.

5. Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp – Thuốc giãn cơ vân

Thuốc giãn cơ vân là loại thuốc Tây được chỉ định thường xuyên cho người bệnh đau xương khớp. Đúng như tên gọi, thuốc này có tác dụng thư giãn cơ, từ đó ngăn chặn tình trạng co cứng và co thắt cơ đột ngột gây triệu chứng đau nhức.

Thuốc giãn cơ vân chỉ được sử dụng để giảm cơn đau mãn tính do các bệnh về khớp gây ra. Bên cạnh đó, thuốc sẽ phát huy hiệu quả nhất khi kết hợp với thuốc giảm đau non-steroid để giúp giảm bớt tác dụng phụ trong trường hợp cần dùng dài ngày.

Thuốc giãn cơ vân Mydocalm
Thuốc giãn cơ vân Mydocalm

Thành phần: Các thuốc giãn cơ vân thường có chứa dược chất Mydocalm, Tolperisone, Eperisone,…

Tác dụng: Giảm cơn đau xương khớp cơ cứng hoặc đau xương khớp co thắt cơ.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh viêm khớp cấp tính, suy gan, suy thận.
  • Người quá mẫn với thành phần thuốc giãn cơ vân.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tolperisone: Liều dùng từ 150mg/ngày – 450mg/ngày tùy mức độ đau, chia đều liều thành 3 lần uống trong ngày và sau bữa ăn.
  • Eperisone: Liều 150mg/ngày, chia làm 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

Giá bán tham khảo:

  • Tolperisone: 70.000 VNĐ/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 50mg.
  • Eperisone: 200.000 VNĐ/hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên 50mg.

6. Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp nhóm Opioids

Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids thường được dùng cho các cơn đau xương khớp mãn tính và người bệnh không có đáp ứng với Paracetamol hay NSAID. Tác dụng chính của thuốc là ức chế thụ thể Opioid ở hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm thiểu tối đa cảm giác đau tại khớp.

Lưu ý, Opioids có thể gây nghiện nếu như bạn quá lạm dụng. Một số loại thuốc thuộc nhóm này được sử dụng phổ biến đó là: Morphine, Pethidine, Codein,…

Opioids là nhóm thuốc Tây trị đau nhức xương khớp gây nghiện
Opioids là nhóm thuốc Tây trị đau nhức xương khớp gây nghiện

Thành phần: Các thuốc giãn cơ vân thường có chứa dược chất như Morphine, Pethidine, Codein,…

Tác dụng thuốc: Giảm đau.

Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
  • Người quá mẫn với thành phần có trong thuốc nhóm Opioids.
  • Người bệnh gan, suy hô hấp.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người đang cho con bú bằng sữa mẹ.

Cách sử dụng: Tất cả các loại thuốc giảm đau gây nghiện đều cần tuân thủ liều lượng, hướng dẫn dùng của bác sĩ.

Giá bán tham khảo: Tùy loại thuốc giảm đau gây nghiện sẽ có giá từ 4.000 – 7.000 VNĐ/viên.

7. Methotrexate

Methotrexate là thuốc Tây trị đau nhức xương khớp thông dụng hiện nay. Tuy nhiên, thuốc chỉ được chỉ định cho các trường hợp đa khớp dạng thấp, viêm dính khớp, viêm khớp liên cầu,… Đây đều là những bệnh xương khớp tự miễn liên quan tới hệ miễn dịch.

Chú ý: Việc sử dụng Methotrexate lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây viêm nhiễm. Bởi thuốc ức chế trực tiếp hệ thống miễn dịch.

Thuốc giảm đau Methotrexate
Thuốc giảm đau Methotrexate

Thành phần: Methotrexate.

Tác dụng: Giảm đau trực tiếp.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với Methotrexate.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan, thận.
  • Người suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ mang thai.

Hướng dẫn sử dụng: Để giảm đau xương khớp, người bệnh hãy dùng Methotrexate với liều 7,5mg/ngày hoặc có thể tăng lên 20mg/ngày nếu bị đau nặng. Chia thuốc thành 3 lần, uống sau ăn.

Giá bán: Thuốc Methotrexate có giá giao động từ 3.000 – 5.000 vnđ/viên 2,5 mg.

8. Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp nhóm Steroids

Steroids là nhóm thuốc kháng viêm giảm đau có chứa Corticoid với hoạt lực cực mạnh. Do đó, thuốc này chỉ được kê đơn khi các loại thuốc nêu trên không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, nếu người bệnh xuất hiện tổn thương viêm nặng tại vị trí xương khớp, Steroids cũng có thể được cân nhắc sử dụng.

Thuốc hoạt động tương tự như Hormone Cortisone sản sinh từ tuyến thượng thận giúp ức chế miễn dịch. Từ đó, ngăn chặn hiệu quả phản ứng viêm và cải thiện cơn đau xương khớp.

Các loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp thuộc nhóm chống viêm Corticoid thông dụng nhất bao gồm: Dexamethasone, Methylprednisol

Thuốc tiêm Dexamethasone giảm đau xương khớp
Thuốc tiêm Dexamethasone giảm đau xương khớp

Thành phần: Tùy loại thuốc chống viêm Corticoid sẽ có chứa thành phần khác nhau.

Tác dụng: Các thuốc Tây trị đau nhức xương khớp nhóm Steroids đều có tác dụng giảm đau, kháng viêm.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với Corticoid.
  • Người nhiễm lậu chưa dùng kháng sinh.
  • Người mắc nấm toàn thân.
  • Bệnh nhân lao, nhiễm virus tại chỗ.
  • Bệnh nhân loãng xương hoặc có khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Phụ nữ mang thai.

Cách sử dụng:

  • Dexamethasone 4mg dạng tiêm: 0,75 – 9 mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần tiêm/ngày tùy mức độ đau.
  • Betamethasone 0,5mg: 0.5 – 2mg/ngày, chia làm 3 – 4 lần uống.
  • Prednisolone đường uống: 5 – 60mg/ngày, chia làm 2 – 4 lần mỗi ngày.
  • Methylprednisolone: 4mg/ngày hoặc tăng lên 60mg/ngày nếu có chỉ định của bác sĩ.

Giá bán tham khảo:

  • Dexamethasone 4mg dạng tiêm: 35.000 đồng/hộp 10 ống x 1ml.
  • Betamethasone 0,5mg: Betamethasone 0,5mg (10 vỉ x 10 viên) hiện có giá bán 30.000 đồng.
  • Prednisolone đường uống: Prednisolon Boston 5mg lọ 200 viên có giá 160.000 đồng.
  • Methylprednisolone: 35.000 VNĐ/hộp 4mg.

9 lưu ý khi dùng thuốc Tây trị đau nhức xương khớp

Các loại thuốc được đề cập phía trên đều cần được bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn cẩn thận. Thông tin về liều dùng, cách dùng thuốc được đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ có phác đồ sử dụng thuốc sao cho phù hợp.

Người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau nhức xương
Người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc giảm đau nhức xương

Ngoài ra, khi dùng thuốc Tây trị đau nhức xương khớp, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:

  • Tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám là việc làm cần thiết trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để trị đau xương khớp. Đặc biệt là những người có sức khỏe kém hoặc đang mắc một số bệnh lý nền như tim mạch, suy thận, suy gan, huyết áp cao,…
  • Tuân thủ nghiêm ngặt liều dùng, cách dùng, lộ trình sử dụng và một số lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt mà bác sĩ tư vấn.
  • Ngưng sử dụng thuốc ngay khi có triệu chứng bất thường hoặc khi dùng quá liều.
  • Các thuốc Tây giúp giảm đau khớp xương dù hiệu quả nhanh, giá thành rẻ nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng sao cho phù hợp. Với các cơn đau cấp tính, mức độ đau nhẹ, nên ưu tiên áp dụng phương pháp chườm đá lạnh để giảm đau.
  • Tuyệt đối không lạm dụng hoặc sử dụng thuốc trị đau xương khớp liên tục trong thời gian dài.
  • Bên cạnh thuốc, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng giúp tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Uống nhiều nước để thuốc nhanh phát huy tác dụng giảm đau. Với các trường hợp dùng thuốc dạng gel bôi hoặc dán, bạn cần tránh tiếp xúc với nước tại vị trí sử dụng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không để thuốc dính vào mắt, mũi, miệng và các vết thương hở.
  • Hạn chế vận động mạnh, đi lại nhiều khi xuất hiện cơn đau nhức. Bên cạnh đó, sau khi cảm giác đau đã thuyên giảm hẳn, bạn hãy tập các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe đạp để xương khớp dẻo dai hơn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, không rượu bia, thuốc lá và các chất gây nghiện. Ưu tiên bổ sung rau xanh, hoa quả và thực phẩm giàu canxi vào thực đơn hàng ngày.

Các loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp được đề cập trong bài viết trên đây đều rất thông dụng, thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh. Để thuốc đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, đúng liệu trình quy định và hướng dẫn từ chuyên gia. Bên cạnh đó, hãy thăm khám bác sĩ ngay khi bệnh tiến triển nặng hoặc cơn đau không thuyên giảm sau 1, 2 ngày dùng thuốc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo