Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Không? [Giải Đáp Từ Bác Sĩ]
Theo một báo cáo thống kê tại Việt Nam cứ 100 người trưởng thành thì có từ 1 – 5 người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Độ tuổi chủ yếu từ 20 – 40 tuổi và ngày càng trẻ hóa và mở rộng hơn. Trong đó, nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới. Vậy bệnh bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không, có xuất hiện biến chứng hay phương pháp điều trị chính hiện nay như thế nào? Đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay và bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất để giải đáp vấn đề này.
Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không thì người bệnh cần hiểu rõ bản chất của bệnh. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn của cơ thể, hiểu rõ hơn thì đây là sự rối loạn của hệ thống miễn dịch.
Thay vì sản sinh ra các kháng thể để tấn công lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể thì kháng thể lại tấn công vào dịch khớp, các mô tế bào ở các khớp xương. Chính điều này gây nên những cơn đau đớn, sưng nóng, đỏ rát ở các khớp, được gọi là viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính ở màng hoạt dịch khớp. Lúc này các cơ khớp không có sự bôi trơn, khả năng đàn hồi bị vô hiệu hóa, hủy diệt các mô. Người bệnh sẽ bị đau nhức, khó cử động và ảnh hưởng đến chức năng vận động của các cơ khớp.
Hiện nay, các bác sĩ cũng chưa nghiên cứu đầy đủ được các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, chủ yếu là do di truyền, tuổi tác, lối sống kém khoa học, nhiễm khuẩn,…. Thậm chí, bệnh này cũng chưa có thuốc đặc trị cụ thể. Vì vậy nếu được hỏi là viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không, thì câu trả lời là KHÔNG.
Tuy nhiên, người bệnh khi phát hiện ra bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp thêm lối sống sinh hoạt khoa học có thể kiểm soát bệnh, ngăn không có phát triển nặng hơn. Đồng thời điều trị triệu chứng của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống, vận động tốt hơn, phòng tránh biến chứng.
Viêm đa khớp dạng thấp có chữa khỏi được không còn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, thời điểm phát hiện bệnh và có điều trị đúng cách hay không. Một vài trường hợp có sức khỏe tốt, bị rối loạn hệ miễn dịch gây ra những phản ứng quá mức thì bệnh sẽ biến mất sau vài tuần. Các thống kê cho thấy chỉ khoảng 5 – 10% bệnh nhân có thể cải thiện được triệu chứng bệnh. Khoảng 50% bệnh nhân có thể kiểm soát được các triệu chứng và 40% còn lại tiến tới giai đoạn nặng do không điều trị đúng cách hoặc phát hiện bệnh khi quá muộn.
Bệnh viêm khớp dạng thấp và những biến chứng có thể gặp
Viêm khớp dạng thấp cần nhanh chóng được điều trị khi phát hiện ra, bởi bệnh tiến triển nhanh và có nguy cơ gây nên hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Không chỉ gây đau đớn ở các khớp, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều căn bệnh khác. Cụ thể như:
- Viêm tổng thể: Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây viêm nhiễm ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Điển hình như viêm phổi, viêm mắt, hội chứng Sjögren, viêm mạch máu,… tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác trực tiếp đến tính mạng.
- Tổn thương khớp: Viêm khớp dạng thấp có thể gây nên những tổn thương khớp vĩnh viễn bao gồm: Tổn thương khớp, sụn khiến chúng dễ bị nứt, đứt hoặc gãy, biến dạng khớp,…
- Biến chứng tim mạch: Là một bệnh do rối loạn chức năng hệ miễn dịch, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn. Trực tiếp gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
- Bệnh lý tủy cổ: Tình trạng viêm nhiễm diễn ra và không có phương án điều trị, gây áp lực cho vùng cột sống. Đây được gọi là bệnh lý tủy cổ và phải phẫu thuật sớm để không ảnh hưởng đến cột sống vĩnh viễn.
Viêm khớp dạng thấp tiến triển nhanh và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay cả khi mới khởi phát những cơn đau đớn, sưng đỏ khớp cũng khiến việc vận động, di chuyển tay chân khó khăn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhất là với những người còn đang lao động. Bạn cần sớm được điều trị đúng cách theo phác đồ riêng biệt, kiểm soát bệnh tình, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp chữa như thế nào?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không thì câu trả lời chắc chắn là không nhưng vẫn có những phương pháp nhất định để điều trị bệnh duy trì, phòng tránh những tổn thương khớp vĩnh viễn. Điển hình, người bệnh có thể dùng thuốc Tây y, phẫu thuật khớp, thuốc Đông y, kết hợp cùng lối sinh hoạt lành mạnh thì bệnh có thể được kiểm soát, làm chậm quá trình phát triển bệnh. Đặc biệt là giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm kể trên.
Điều trị bằng thuốc Tây Y
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị chính cho những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Hầu hết người bệnh sẽ phải sử dụng ít nhất một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại với nhau để cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Trong đó, những loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất cùng công dụng của thuốc như sau:
- Những đối tượng ở giai đoạn khởi phát: Nhóm thuốc chính được kê đơn có tác dụng giảm các cơn đau nhức, không có nhiều tác dụng phụ điển hình như: Thuốc chống viêm không steroid Naproxen, Paracetamol, Meloxicam, Celecoxib, Diclofenac, Meloxicam,…
- Trường hợp bệnh tiến triển nặng: Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh những loại thuốc có tác dụng mạnh hơn, điều trị bệnh duy trì. Thuốc được dùng cho đường uống hoặc trực tiếp tiêm vào bắp, khớp tùy từng tình trạng. Nhóm thuốc này dễ gây tác dụng phụ nên khi sử dụng cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc chống viêm corticoid là chủ yếu có Prednisolone, Prednisone và Methylprednisolone,…
- Trường hợp xuất hiện biến chứng: Tùy vào tình trạng xuất hiện biến chứng ở những vùng lân cận, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhóm corticoid liều cao cùng các loại thuốc chống thấp khớp chuyên biệt như DMARDs như Methotrexate tác dụng chậm, vừa hạn chế tác dụng phụ vừa điều trị duy trì bệnh.
- Thuốc sinh học: Tofacitinib citrate (XelJanz) là thuốc sinh học thường kê cho người bị viêm khớp dạng thấp. Nhưng để dùng được thuốc này cần khám sàng lọc các bệnh về gan, phổi, dạ dày và thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe.
Phẫu thuật khớp cho người bệnh
Trong những trường hợp nhất định, việc dùng thuốc không mang hiệu quả tích cực, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này điều chỉnh biến dạng khớp, khôi phục khả năng sử dụng thuốc. Một số phẫu thuật khớp phổ biến hiện nay phải kể đến như:
- Phẫu thuật khớp ở tay: Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ mô mềm ở các khớp ngón tay, cổ tay giúp bàn tay vận động linh hoạt hơn.
- Thay khớp: Những người bị viêm khớp dạng thấp ở khớp háng, đầu gối, khớp vai sẽ được thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo một phần hoặc toàn bộ tùy tình trạng. Phẫu thuật thay khớp cần nhiều thời gian thực hiện cũng như phục hồi. Người bệnh phải nằm viện nhiều ngày và thực hiện vật lý trị liệu kéo dài để phục hồi chức năng vận động. Vì vậy chỉ những trường quá nặng, xuất hiện biến chứng nguy hiểm mới nên thực hiện.
- Nội soi khớp: Biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện đại nhất hiện nay thường áp dụng cho người bị viêm khớp gối. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng máy nội soi đưa vào khớp thông qua những vết rạch nhỏ. Thực hiện các thủ thuật tái tạo khớp, sửa chữa những sụn khớp bị tổn thương. Người bệnh sẽ phục hồi khả năng vận động tốt, giảm thời gian vận động hơn các biện pháp phẫu thuật khác.
Điều trị bằng Đông y
Một phương pháp điều trị khác cũng đang nhận được sự quan tâm của nhiều bệnh nhân gặp tình trạng viêm khớp dạng thấp chính là Đông y. Trong Đông y, viêm khớp dạng thấp là do khí huyết không lưu thông, tắc nghẽn khiến máu không đến được các khớp dẫn đến tình trạng khô cứng khớp và xuất hiện cơn đau.
Không giống Tây y chữa viêm khớp dạng thấp thành 3 giai đoạn: Khởi phát, tiến triển và xuất hiện biến chứng, trong Đông y viêm khớp dạng thấp chia bệnh thành các thể bệnh khác nhau. Người bệnh ở thể nào sẽ được chỉ định dùng những bài thuốc ở thể đó, giúp giảm đau nhức, đẩy mạnh khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe, bồi bổ lục phủ ngũ tạng.
Ưu điểm của điều trị bằng Đông y chính là tính an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ và phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau. Thuốc Đông y tác động sâu rộng và toàn diện vào cơ thể, hiệu quả chậm hơn và việc sử dụng thuốc cũng mất nhiều thời gian hơn Tây y. Nhưng thuốc Đông y lại cải thiện bệnh tốt, phòng tránh biến chứng và tái phát sau này.
Một trong những bài thuốc nổi bật nhất hiện nay dành cho người bị các vấn đề về viêm khớp dạng thấp nói riêng và viêm khớp nói chung chính là bài thuốc xương khớp Đỗ Minh. Bài thuốc lưu truyền hơn 150 năm của dòng họ Đỗ Minh, chắt lọc tinh hoa y học cổ truyền từ thế kỷ 19.
Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh sử dụng 100% thành phần thảo dược tự nhiên. Hội tụ hơn 50 loại dược liệu quý, có tác dụng đặc hiệu với xương khớp được nuôi trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO, tuyển chọn khắt khe,m sơ chế kỹ càng. Đặc biệt an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh giúp người bệnh nhanh chóng giảm những cơn đau, cải thiện triệu chứng và phục hồi khả năng vận động nhờ sự kết hợp của 4 bài thuốc nhỏ. Mỗi bài thuốc sẽ có một tác dụng khác nhau để chăm sóc sức khỏe toàn diện kết hợp điều trị chuyên sâu, loại bỏ bệnh từ gốc đến ngọn.
Những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp từ cấp tính đến mãn tính đều có thể sử dụng và cải thiện bệnh hiệu quả. Trong đó, có bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp, bài thuốc hoạt huyết bổ thận, bài thuốc bổ gan, đào thải độc tố và bài thuốc ngâm rượu.
Ngoài ra, khi thăm khám tại các cơ sở phòng khám Đông y, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc phù hợp, gia giảm tỷ lệ để hợp với tình trạng của mỗi người. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các biện pháp điều trị không dùng thuốc khác như: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, diện chẩn.
Phương pháp này người thực hiện sẽ tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Tác dụng là đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, thư giãn tinh thần, giảm đau nhức và mỏi mệt, nâng cao hiệu quả điều trị.
Chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống để bệnh nhanh cải thiện
Ngoài việc dùng thuốc Đông y, Tây y, người bệnh cũng đặc biệt chú ý về việc áp dụng những biện pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu, cải thiện lối sống, sinh hoạt, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh. Việc làm này sẽ tăng cường hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp cũng như phòng ngừa biến chứng hay bệnh trở nặng:
- Vật lý trị liệu: Người bệnh cần thực hiện kết hợp vật lý trị liệu trong quá trình điều trị. Mục đích chính là giảm sưng đau khớp, khôi phục chức năng vận động. Các biện pháp vật lý trị liệu được bác sĩ chỉ định sẽ phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người, thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để có hiệu quả tốt nhất.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị xương khớp. Người bệnh cần cân bằng các loại thực phẩm rau, trái cây, ngũ cốc, các chất béo không lành mạnh,…. Tăng cường những thực phẩm tốt cho xương khớp như vitamin D, canxi để phòng tránh bệnh loãng xương, đặc biệt những người đang dùng các loại thuốc sinh học, thuốc điều trị chuyên biệt viêm khớp dạng thấp.
- Chế độ sinh hoạt khoa học: Người bệnh đang điều trị viêm khớp dạng thấp cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh lao động nặng tổn hại đến xương khớp. Nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao nhẹ nhàng cùng giữ một tâm trạng ổn định, vui vẻ, thoải mái nhất.
Như vậy những thông tin trên đây hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không. Mặc dù không thể điều trị triệt để 100% nhưng vẫn có cơ hội kiểm soát bệnh và cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, ổn định cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!