Acid Uric bao nhiêu là cao? cách khắc phục hiệu quả [CẬP NHẬT 2021]
Chúng ta đã được nghe qua rất nhiều về chỉ số Acid Uric và các vấn đề liên quan đến chỉ số này. Hàm lượng Acid Uric trong máu có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân gây nên một số bệnh lý về tim mạch, thận, khớp,… Vậy, hàm lượng Acid Uric trong máu bao nhiêu là cao? Các phương pháp để điều trị, hỗ trợ giảm hàm lượng Acid Uric trong máu như thế nào cho an toàn, hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây
Chỉ số Acid Uric là gì?
Theo định nghĩa y khoa: Acid Uric được thể hiện dưới dạng công thức hóa học là C5H4N4O3. Đây là một dạng hợp chấn được hình thành từ quá trình chuyển đổi của các nhân purin trong cơ thể”.
Lượng Acid Uric này sẽ được hòa tan vào máu. Sau quá trình tuần hoàn, Acid Uric sẽ đi tới thận, được lọc và thải ra ngoài thông qua đường tiểu, đường tiêu hóa hoặc tuyến mồ hôi.
Acid Uric được hình thành do cả yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể:
- Yếu tố bên trong: Acid Uric được sinh ra từ nhân của các tế bào chết.
- Yếu tố bên ngoài: Acid Uric được sinh ra từ một số loại thức ăn mà chúng ta thường dung nạp vào mỗi ngày. Những loại thực phẩm có lượng purin cao có thể kể đến như: Nội tạng động vật, hải sản, các loại thịt đỏ, bia, rượu,….
Ý nghĩa các chỉ số acid uric – Acid uric bao nhiêu là cao?
Chỉ số acid uric trong máu phản ánh tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Nếu chỉ số acid uric trong máu bất thường chứng tỏ sức khoẻ bạn đang có vấn đề Vậy, hàm lượng Acid Uric trong máu bao nhiêu là cao và bao nhiêu là bình thường.
Chỉ số Acid Uric thấp
Mặc dù chỉ là dư chất trong cơ thể, tuy nhiên, khi chỉ số Acid Uric thấp cũng sẽ gây nên một số triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Hạ đường huyết
- Hạ kali trong máu một cách bất thường
- Đau nhức xương khớp (còn được gọi là hội chứng Fanconi)
- Tiểu nhiều, hạ lượng natri trong máu (còn được gọi là hội chứng SIADH)
Một số bệnh nhân khi có những biểu hiện này, sau khi xét nghiệm được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính là do do chỉ số acid Uric thấp. Nếu hàm lượng Acid Uric ở dưới mức 6,0 mg/dl thì được đánh giá là chỉ số Acid Uric trong máu thấp. Và lúc này người bệnh sẽ cần sử dụng thuốc và có kế hoạch điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chỉ số Acid Uric ở người bình thường
Đối với những người bình thường, hàm lượng Acid Uric thông thường luôn phải được duy trì ổn định thấp hơn hoặc trung bình ở mức 6,0 – 7,0 mg/dl (420 micromol/l). Nồng độ này sẽ đảm bảo việc cân bằng giữa lượng Acid Uric hình thành và được thải ra.
Acid Uric bao nhiêu là cao?
Tuy nhiên, khi đánh giá hàm lượng Acid Uric bất thường, người ta sẽ chia ra sự khác nhau giữa nam và nữ:
- Đối với nam: hàm lượng Acid Uric trong máu cao được xác định là trên 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít). Tổng lượng Acid Uric trong cơ thể vào khoảng 1200mg.
- Đối với nữ: hàm lượng Acid Uric trong máu cao được xác định là trên 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Tổng lượng Acid Uric trong cơ thể vào khoảng 600mg.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng hàm lượng Acid Uric trong máu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng hàm lượng Acid Uric trong máu. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài nguyên nhân phổ biến nhất như sau:
Do di truyền:
Trong một số trường hợp, một vài người có thể gặp vấn đề trong việc chuyển hóa purin bẩm sinh. Đây được gọi là hội chứng Lesch-Nyhan – rối loạn tái tạo purine.
Theo MSD – công ty hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn cầu tại Hoa Kỳ đã định nghĩa rằng: “Hội chứng Lesch-Nyhan là một rối loạn di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X hiếm gặp, do sự thiếu hụt hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferase (HPRT); mức độ thiếu hụt (và do đó có nhiều biểu hiện) khác nhau với nhiều đột biến đặc biệt. Thiếu HPRT dẫn đến sự thất bại của con đường tái tạo hypoxanthine và guanine. Những purin này thay vào đó bị thoái hoá thành Acid Uric”
Do hệ bài tiết hoạt động không hiệu quả
Theo cơ chế sinh học, Acid Uric sẽ được đào thải khoảng 80% thông qua hệ bài tiết (đường nước tiểu). Tuy nhiên, đối với một số người mắc các chứng bệnh liên quan đến thận thì hệ bài tiết sẽ bị suy giảm, dẫn đến hàm lượng Acid Uric trong máu cao do không được thải trừ ra ngoài.
Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học
Trong chế độ ăn uống hằng ngày, một số loại thực phẩm có chứa rất nhiều purin có thể kể đến như: các loại thịt đỏ, bia, rượu, đậu Hà Lan, nấm men, cá cơm, nội tạng động vật,… Đối với mỗi loại thực phẩm, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ có mức khuyến nghị sử dụng ở một định mức nhất định. Nếu vượt quá định mức khuyến cáo này, sẽ khiến cho cơ thể phải nạp một lượng lớn purin, dẫn đến hiện tượng gia tăng chuyển hóa purin trong cơ thể và gây nên hiện tượng tăng hàm lượng Acid Uric trong máu.
Bên cạnh đó, không vận động thường xuyên, giảm cân đột ngột cũng sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng trong việc điều tiết lượng Acid Uric, dẫn đến hiện tượng giảm bài tiết và tăng Acid Uric trong máu.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, chỉ số Acid Uric tăng cao còn do một số các nguyên nhân khác, có thể kể đến như:
- Suy giáp
- Béo phì
- Phơi nhiễm chì hoặc các loại thuốc trừ sâu
- Sử dụng thuốc liên quan đến tim mạch
- Lượng đường huyết cao
Chỉ số acid uric cao có nguy hiểm hay không? Là dấu hiệu bệnh gì
Về lý thuyết, Acid Uric chỉ là một dư chất sau quá trình chuyển hóa của cơ thể và dễ dàng được đào thải ra bên ngoài.
Tuy nhiên, chúng ta thường khó kiểm soát được lượng thực phẩm đưa vào cơ thể, đặc biệt là thực phẩm có lượng purin cao. Chính vì vậy, khi hàm lượng Acid Uric trong máu cao, cơ thể sẽ phải hoạt động để chuyển hóa nhiều hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thận.
Bên cạnh đó, hàm lượng Acid Uric nếu không được đào thải hết, sẽ còn tồn đọng lại trong cơ thể, gây ra một số các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thận, khớp,…. Cụ thể:
- Bệnh Gout: Đây là một trong những căn bệnh phổ biến khi hàm lượng Acid Uric trong máu tăng cao. Lúc này, nó không thể đào thải ra ngoài cơ thể sẽ tích tụ thành muối urat ở các khớp, gây viêm. Tình trạng viêm khớp diễn ra trong thời gian dài sẽ chuyển thành bệnh Gout (thống phong)
- Gia tăng nguy cơ đột quỵ: lượng Acid Uric khiến cho các tế bào nội mạc mạch máu bị co lại, là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đột quỵ
- Đái tháo đường: Khi lượng Acid Uric trong máu tăng cao, sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể không dung nạp được insulin, đường sẽ tồn ứ lại trong máu, không thể di chuyển đến các tế bào trong cơ thể.
- Bệnh sỏi thận: Sỏi Acid Uric là một trong những loại sỏi phổ biến thường gặp ở các bệnh nhân do hàm lượng Acid Uric trong máu cao, tồn đọng lại trong thận.
- Một số bệnh di truyền: Khi hàm lượng Acid Uric trong máu cao, sẽ có bất thường trong quá trình chuyển hóa purin. Chính điều này tạo ra sự thiếu hụt enzym, làm cho sắc thể X bị đột biến gây nên một số bệnh di truyền như: hội chứng Lesch-Nyhan, bệnh Gipke
Phương pháp điều trị giúp giảm hàm lượng Acid Uric trong máu
Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị giúp làm giảm hàm lượng Acid Uric trong máu với liệu pháp đơn giản như:
Uống nước
Khi bổ sung đủ nước theo lượng khuyến cáo (2L/ngày), hệ thống bài tiết sẽ được kích hoạt hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt sau khi luyện tập thể dục thể thao, một lượng nước trong cơ thể bị hao hụt, lúc này bổ sung nước để hạn chế hiện tượng mất nước, giảm nguy cơ Acid Uric kết tủa thành muối Urat.
Ngoài nước lọc, nước tinh khiết, mọi người cũng có thể bổ sung một số loại nước: nước dừa, sữa không đường, nước ép trái cây, nước điện giải,…
Sử dụng giấm táo
Trong một vài nghiên cứu, giấm táo có tác dụng trong việc làm giảm hàm lượng Acid Uric trong máu. Trong giấm táo có chứa hoạt chất axit malic. Hoạt chất này giúp phá vỡ tinh thể muối Urat, tăng khả năng thải Acid Uric dư thừa.
Sử dụng giấm táo cũng có lợi trong việc giảm cân, giảm tình trạng viêm khớp nên nhiều người khá yêu thích liệu pháp này.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học theo lời khuyên bác sĩ
Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng Acid Uric trong máu. Chính bởi vậy, tuân thủ đúng lượng thực phẩm theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng rất quan trọng trong việc cân bằng lượng Acid Uric.
Những người có tiền sử hàm lượng Acid Uric cao, hay đang mắc một số bệnh về thận, khớp hay tim mạch cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm:
- Các loại thịt đỏ
- Nội tạng động vật
- Nấm men
- Rượu, bia
- Nấm
Thay vào đó, nên bổ sung một số loại thực phẩm như
- Các loại hạt
- Rau xanh, các loại đậu: rau cần tây, rau cải, súp lơ,…
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C: cam, chanh, bưởi, ổi,…
- Uống cafe (theo lượng giới hạn)
Sử dụng thuốc chuyên dùng để giảm hàm lượng Acid Uric trong máu
Hiện nay, sau khi xét nghiệm xác định hàm lượng Acid Uric, người bệnh sẽ được kê một vài loại thuốc giúp giảm chỉ số này về mức cân bằng.
Một số loại thuốc thường được sử dụng: Krystexxa, Zyloprim, Sulfinpyrazone, Rasburicase, Uloric,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm Acid Uric có thể gây ra một số tác dụng phụ: đi tiểu ra máu, phát ban, đau nhức cơ, sốt nhẹ,… Chính vì vậy, người bệnh không được sử dụng tùy tiện mà phải có sự chỉ định theo đúng liều lượng của bác sĩ.
Với các thông tin được cung cấp ở trên, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về Acid Uric cũng như cách để xác định được Acid Uric trong máu bao nhiêu là cao. Việc sản sinh Acid Uric là một trong những cơ chế tự nhiên của cơ thể. Chính vì vậy, duy trì chỉ số này ở mức cân bằng là yêu cầu cần thiết để đảm bảo sức khỏe tránh khỏi một số bệnh lý nguy hiểm. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!