Bệnh gout là gì? Tất tần tật thông tin quan trọng về bệnh

Trước kia, gout (gút) được coi là căn bệnh của tầng lớp quý tộc nên ít người quan tâm tới bệnh gout là gì. Nhưng hiện nay tốc độ phát triển của xã hội, sự thay đổi nhanh chóng của lối sống mà bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hoá. Việc nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu bệnh đóng vai trò không nhỏ trong việc điều trị bệnh. 

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa axit amin trong máu. Thông thường cơ thể tổng hợp các chất từ đồ ăn thành các axit amin đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên khi cơ thể dung nạp một lượng lớn đồ ăn chứa nhiều đạm, các chất này sẽ tạo thành axit amin thay vì acid uric.

Gout là gì?
Gout là gì?

 Khi hàm lượng acid uric trong máu tăng nhanh, không được đào thải ra ngoài theo đường thận sẽ kết tinh lại với nhau tạo thành các khối urat tồn đọng lại ở các tổ chức khớp như đầu gối, khuỷu tay, các chi, mắt cá,… dẫn tới bệnh gút 

Bệnh gout gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột, đau đỏ, sưng viêm ở vị trí các khớp và thường gặp nhất là ở ngón chân cái. Cơn đau này kinh khủng đến nỗi chỉ cần đặt một tấm mềm nhẹ lên vùng đau cũng khiến người bệnh không thể chịu được.

Theo thời gian, nếu bệnh gout không được điều trị, bệnh gout có thể tái phát thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến nhiều các khớp xương khớp. Các cơn đau cấp tính lặp đi lặp lại có thể gây tổn thương và làm hỏng khớp.

Nguyên nhân gây bệnh

Thực chất Acid uric là nhân purin, sinh ra từ sự phân huỷ tự nhiên của RNA và DNA. Thông thường Acid uric hoà tan trong máu và đi qua thận và nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều acid uric hoặc thận của bạn bài tiết Acid uric quá ít dẫn đến acid uric có thể tích tụ trong cơ thể, hình thành nên các tinh thể sắc nhọn, tích tụ ở các mô quang khớp gây đau và sưng viêm. 

Theo các chuyên gia cho biết, purin được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như thịt, thịt đỏ, hải sản,… Một số loại thực phẩm khác cũng thúc đẩy sự rối loạn chuyển hoá trong cơ thể, chẳng hạn như các đồ uống có cồn, rượu, bia và đồ uống có đường khác.

Cụ thể, những yếu tố dưới đây sẽ làm tăng lượng Acid uric trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout:

  • Chế độ ăn uống: Ăn uống với một chế độ quá nhiều protein, hải sản, giàu thịt, nội tạng động vật và những đồ uống có đường, có thể làm tăng nồng độ acid, uric. Ngoài ra sử dụng chất kích thích và uống rượu bia thường xuyên cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gout
  • Béo phì: Thừa cân khiến cơ thể bạn sản sinh ra nhiều acid uric hơn bình thường. Điều này làm người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn người bình thường,
  • Sử dụng thuốc: Người thường xuyên uống thuốc lợi tiểu đường trong quá trình điều trị tăng huyết áp và Aspirin liều thấp cũng có thể khiến nồng độ Acid uric trong máu tăng cao. 
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý về thận như viêm cầu thận, suy thận,… làm giảm chức năng đào thải của thận khiến cơ thể tích tụ acid uric ngày càng tăng. Ngoài ra người bị bệnh lý về tim mạch như bạch hầu cấp, huyết áp cao, tim bẩm sinh cũng hết sức lưu ý về nguy cơ mắc bệnh.
  • Tuổi tác và giới tính: Ở độ tuổi 30 – 60 tuổi tỷ lệ nam mắc bệnh gout thường cao hơn nữ giới vì lúc này nữ giới có nồng độ Acid uric thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, nồng độ này trở nên đồng đều giữa cả hai giới khi nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh. 
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout: Yếu tố di truyền cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Vì vậy nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh gout bạn cần hết sức lưu ý duy trì chế độ sinh hoạt điều độ và thường xuyên khám bệnh định kỳ để có thể kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh gout có nguy hiểm không

Nếu cơn đau cấp tính kéo dài 5 – 10 ngày rồi dần thuyên giảm thì sẽ không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Nhưng khi gút trở nên mãn tính, lúc này các cục tophi ở xương khớp lớn dần gây nên những chấn thương cho xương khớp như buốt khớp, khớp xương đỏ, da mỏng, đôi khi có thể đe dọa tới cả tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh gout có thể gặp phải là:

  • Hỏng khớp, bại liệt: Ở giai đoạn mãn tính, các tinh thể acid uric tấn công các khớp và hình thành nên cục dưới da gọi là tophi. Khi hạt tophi phát triển, chứng có thể ăn mòn da cũng như các mô sụn quanh khớp. Từ đó phát sinh những cơn đau mãn tính, khớp sẽ bị biến dạng.Nếu không điều trị sớm, khớp có thể bị phá huỷ hoàn toàn. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt trước nguy cơ bại liệt, mất hẳn khả năng vận động. 
  • Tổn thương thận: Tinh thể urat có thể xuất hiện ở đường tiết niệu của người bị bệnh gout, gây tổn thương thận. Theo thống kê cho thấy có tới 10 – 15% tổng số bệnh nhân gout gặp các vấn đề về thật. Thường gặp nhất là các bệnh như sỏi thận, viêm khe thận, tắc ống thận,…
Biến chứng nguy hiểm bệnh gout
Biến chứng nguy hiểm bệnh gout
  • Nguy cơ tai biến đột quỵ: Ngoài lắng đọng ở thận các tinh thể urat còn có thể lắng đọng cả trong lòng mạch máu. Tình trạng này gây cản trở quá trình lưu thông máu, nguy hiểm nhất là ở mạch máu não. Điều này làm tăng nguy cơ tai biến đột quỵ ở bệnh nhân gout.
  • Tiểu đường: Người mắc bệnh gout có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người bình thường rất nhiều lần, ở phụ nữ chiếm đến 89%, ở nam giới thấp hơn khoảng 22%.
  • Các biến chứng khác: Ngoài ra, bệnh nhân gút còn có thể gặp phải các vấn đề khác như: tầm nhìn kém, khô mắt, đục thuỷ tinh thế,…. hay rối loạn cảm xúc, tâm lý bất ổn,…

Với những biến chứng nguy hiểm, gout thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều người. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, người bệnh nên chủ động tìm tới các cơ sở uy tín để khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bệnh gout. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Bệnh gout thường xuất hiện với những cơn đau cấp tính kéo dài theo nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn mà bệnh có những biểu hiện đặc trưng như:

Dấu hiệu bệnh gout cấp tính:

Khi mới phát, các triệu chứng bệnh gout không quá rõ ràng. Nếu tình cờ làm xét nghiệm máu sẽ thấy chỉ số axit uric >= 7 đối với nam và >6mg/dl đối với nữ. Để chắc chắn, người bệnh nên thực hiện thêm một số chẩn đoán khác để khẳng định bản thân chắc chắn đã mắc căn bệnh này. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể theo dõi cơ thể thông qua các dấu hiệu như: 

  • Khớp bị sưng, viêm và đau đột ngột
  • Đau sau những bữa ăn dư chất đạm
  • Đau sau đợt dùng thuốc aspirin
  • Đi kèm biểu hiện sốt cao, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn,…
Nguyên nhân gây bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh gout

Dấu hiệu bệnh gout ở giai đoạn mãn tính

Người bệnh được xác định là mắc bệnh gout mãn tính khi bệnh tái lại trong khoảng thời gian từ 1 – 2 năm. Và đến giai đoạn này, bệnh sẽ tiến triển nhanh với những cơn đau dữ, kéo dài. Trường hợp này người bệnh phải sống chung với bệnh gout suốt đời và gánh chịu những hệ luỵ không nhỏ từ căn bệnh này.

Các dấu hiệu bệnh gút giai đoạn mãn tính bao gồm:

  • Acid uric kết tủa thành tinh thể muối urat: Trong suốt thời gian dài những tinh thể muối urat lắng đọng và bám dính vào vị trí xung quanh khớp, sụn khớp, gân cơ,… Chúng ta có thể dễ dàng quan sát những tinh thể muối này qua phim chụp X-quang.
  • Đau nhức dữ dội và sưng tấy tại khớp: Khớp viêm nên sưng to nhìn thấy rõ, khi sờ có cảm giác ấm, nóng. Đồng thời kèm theo những cơn đau xuất hiện đột ngột sau khi ngủ dậy và trở nên nghiêm trọng sau 4 – 12 tiếng kể từ khi nó xuất hiện. Cơn đau lan sang phạm vi xung quanh khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động.
  • Nổi cục tophi: Các hạt tophi xuất hiện với những kích thước khác nhau và chúng liên kết với nhanh thành các cục tại các vị trí như vành tai, khớp bàn chân, khớp bàn tay, khớp gối,…

Giai đoạn nặng

Bệnh gout giai đoạn mãn tính không điều trị đúng cách sẽ gây phá huỷ khớp, khớp biến dạng, bệnh nhân đối mặt với trường hợp tàn phế suốt đời. Các hạt tophi cũng sẽ ngày càng to dẫn đến lở loét, nhiễm trùng rất nguy hiểm. Không những thế, bệnh gout còn gây tổn thương thận, tai biến, bại liệt, tử vong.

Top 4 cách chữa bệnh gout tốt nhất hiện nay

Hiện tại các loại thuốc được bác sĩ chỉ định hiện nay để điều trị bệnh gout sẽ có tác dụng giảm các cơn đau cấp tính và ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh trong tương lai. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh trong tương lai như.

Thuốc Tây y điều trị bệnh gout:

Thuốc được dùng trong các trường hợp cơn đau cấp tính và giúp chống viêm, ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Phổ biến nhất là các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại khác) và Natri proxen, các loại thuốc NSAID mạnh hơn như Indomethacin(Indocin) hoặc Celecoxib (Celebrex). Trong quá trình sử dụng cần lưu ý tới những tác dụng phụ mà thuốc mang lại như gây đau bụng, cháy máu và loét dạ dày.
  • Thuốc giảm đau Colchicine: Đây là loại thuốc giảm đau hiệu quả, làm giảm các triệu chứng mà bệnh Gout gây ra. Thuốc này thường được chỉ định với liều dùng thấp để ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Bởi lẽ, nếu bệnh nhân dùng thuốc với liều lượng lớn có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,..
  • Thuốc Corticosteroid: Dùng để kiểm soát tình trạng đau và viêm do gút. Thuốc được chỉ định cho những người hợp người mắc bệnh gout không thể sử dụng NSAID hoặc Colchicine. Thuốc được dùng dưới dạng thuốc viên hoặc có thể được tiêm trực tiếp vào khớp của bạn. Lưu ý rằng thuốc có thể khiến người bệnh tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp hoặc rối loạn tâm trạng,…. 
  • Thuốc gây ức chế acid uric: Sử dụng khi người bệnh đã biến chứng như xuất hiện hạt tophi, bệnh thận,… Thuốc thường dùng gồm Allopurinol (Aloprim, Lopurin) và Febuxostat.
Thuốc chữa gout Colchicine
Thuốc chữa gout Colchicine

Điều trị bệnh gout tại nhà bằng mẹo dân gian

Không thể phủ nhận hiệu quả của thuốc Tây trong điều trị bệnh gout. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nếu sử dụng lâu dài, không theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,… Theo đó, với các trường hợp bệnh nhẹ, cấp tính người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những cách điều trị bệnh gout tại nhà bằng các mẹo dân gian. Đây là cách làm an toàn, hiệu quả mà đơn giản, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

  • Bài thuốc chữa gout từ đậu xanh: Lấy đậu xanh ninh nhừ, không cho gia vị, ăn ngày hai lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Đậu xanh sẽ giúp kháng viêm, giúp giảm sưng đau do bệnh gout gây ra.
  • Tía tô chữa gout: Hàng ngày bạn lấy một nắm lá tía tô rửa sạch rồi đun lấy nước uống. Các hoạt chất trong lá tía tô có công dụng giảm sưng đau, chống viêm và tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Người bị bệnh gout nên duy trì thói quen này sẽ giúp bệnh thuyên giảm và tránh được nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
  • Lá lốt: Trong lá lốt có chứa những hoạt chất tốt giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm cơn đau gout hiệu quả. Mỗi ngày, người bệnh lấy 5 – 10g lá lốt đã phơi khô sắc nước uống và nấu thêm phần lá tươi để ngâm chân.
  • Chữa bệnh gout bằng Cao lá sói rừng: Đây được mệnh danh là thảo dược quý giúp trừ độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hoà miễn dịch hiệu quả nên rất hiệu nghiệm trong điều trị bệnh gout. Người bệnh lấy từ 15 – 30mg lá cây Sói rừng đem đi sắc nước uống hoặc tán thành bột và pha với rượu uống trong 3 tháng

Giải pháp điều trị bệnh gout từ Y học cổ truyền

Theo Tạp chí Đông y, bệnh gout hay là bệnh thống phong được xếp vào chứng “Tý thống”. Nguyên căn của bệnh là do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp. Từ đó khiến cơ thể dễ nhiễm phong thấp, tà khí làm bế tắc kinh lạc, ứ trệ khí huyết tại các khớp dẫn đến sưng đau tại các khớp. Dịch ứ trệ lâu ngày hoá đàm, tích tụ thành các u cục bao quanh dưới ra làm ảnh hưởng tới can thận, gây biến dạng khớp.

Đông y vận dụng các loại thảo dược tự nhiên giúp điều trị bệnh gout từ căn nguyên gây bệnh, gia tăng các chức năng gan, thận để tăng cường đào thải các chất cặn bã trong cơ thể, từ đó giảm dần và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Đông y điều trị bệnh gout theo 3 mũi tên sau: 

  • Loại trừ các yếu tố ngoại tà gây nên chứng tý: Sử dụng các vị thuốc có tính kháng viêm, trừ thấp, thanh nhiệt như Tỳ giải, Hoạt thạch, Hoàng bá, Ngưu tất,… để tăng cường thải trừ axit uric và các chất gây ứ đọng trong ổ khớp. Đồng thời giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric, giảm cholesterol,…
  • Bổ thận mạnh gân cốt: Bằng việc sử dụng các vị thuốc như Thiên niên kiện, Ngưu tất,…. các bài thuốc Đông y giúp tăng cường chức năng gan, thận cường gân cốt.
  • Bổ huyết hoạt huyết: Điều này có vai trò giúp tăng khả năng trừ phong giảm đau, tránh các biến chứng nguy hiểm sau này. Một số vị thuốc được dùng là Xích thược, Ty qua lạc, Ngưu tất, Đương quy,…

Tin vui cho người bị bệnh gout – Bài thuốc Nam gia truyền 150 năm tuổi điều trị hiệu quả bệnh gout

Nắm rõ nguyên tắc điều trị bệnh gout theo Đông y, từ 150 năm trước nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc điều trị bệnh gout. Khác hẳn với các bài thuốc thông thường chỉ chú trọng vào việc thông kinh hoạt lạc, loại bỏ triệu chứng viêm, bài thuốc Đỗ Minh Đường can thiệp trực tiếp và tỳ vị, phục hồi tỳ vị, loại trừ bệnh từ căn nguyên. 

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Bài thuốc Nam chữa gout của nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi là công trình nghiên cứu bài bản của đội ngũ bác sĩ nhà thuốc. Xuất phát từ bài thuốc bí truyền của dòng họ Đỗ Minh, chúng tôi đã gia giảm thêm nhiều vị thuốc quý theo tỷ  lệ vàng. Vì vậy, chúng tôi tự tin khẳng định rằng bài thuốc cho hiệu quả điều trị bệnh gout toàn diện, bền vững, không tái phát”.

Bài thuốc Gout Đỗ Minh Đường dứt cơn đau mạnh, vĩnh viễn

Dựa trên nguyên lý chữa bệnh gout của Đông y kết hợp với công thức bí truyền 150 năm tuổi trong điều trị bệnh gout. Bài thuốc Gout Đỗ Minh Đường được kết hợp từ 4 phương thuốc nhỏ gồm:

  • Bài thuốc đặc trị bệnh gout: Tác dụng chính là khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, giảm đau viêm hiệu quả.
  • Bài thuốc hoạt huyết bổ thận: Công dụng trừ thấp, giải độc, tăng cường chức năng thận, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bài thuốc bổ gan giải độc: Tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng, bổ gan dưỡng huyết, tái tạo sụn khớp và chất hoạt dịch giúp tăng độ bền cho khớp.
  • Bài thuốc kiện tỳ ích tràng: Mang tới công dục hoá giải can tỳ, kiện tỳ tiêu thực, hành khí hoá ứ, ổn định hệ tiêu hoá.

Bài thuốc Gout Đỗ Minh Đường có thành phần từ hơn 50 loại thảo dược quý, là các hoạt chất chống oxy hóa mạnh từ thảo dược như: Xích thược, quế chi, bạch truật, hoàng kỳ, phục linh, đẳng sâm,… giúp người bệnh sớm cắt đứt cơn đau, giảm sưng viêm bền vững.

Thực tế điều trị, người bệnh thường dứt được cơn đau nhức sau 10 – 15 ngày dùng thuốc. Sau 2 – 4 tháng điều trị các triệu chứng bệnh gout gần như biến mất hoàn toàn, cơ địa người bệnh ổn định, thể trạng cải thiện hơn rất nhiều.

Bệnh nhân Đỗ Văn Nho (62 tuổi – Hà Nội) cho biết: “Bệnh gout của tôi đi khám ở bệnh viện được xác định là mãn tính nên rất khó điều trị, tôi từng chữa từ thuốc Tây, thuốc Đông y, sử dụng tới cả trăm triệu tiền thực phẩm chức năng nhưng bệnh không khỏi, cứ thỉnh thoảng lại tái phát đau dữ dội. Cách đây 1 năm tôi sử dụng bài thuốc Gout Đỗ Minh Đường thì thấy bệnh đỡ hẳn. Sau 1 tuần cơn đau nhức bắt đầu giảm, sau 3 tháng thì hết hẳn đau, sưng khớp, vận động hoàn toàn bình thường. Sau dừng thuốc tôi duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ như lời khuyên bác sĩ nên đến nay bệnh gout chưa có dấu hiệu tái phát”.

Bài thuốc Gout Đỗ Minh Đường an toàn tuyệt đối trong điều trị bệnh gout

Bài thuốc được bào chế từ 100% dược liệu sạch tự nhiên có nguồn gốc từ các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO. Đây là các vườn dược liệu chuyên canh do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường quy hoạch và phát triển. Vì vậy, nguồn dược liệu được nhà thuốc tự chủ, đảm bảo hoàn toàn được chất lượng đầu ra: An toàn – không hoá chất – không tác dụng phụ.

>> XEM THÊM: Bệnh Gout không còn là nỗi lo nhờ bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường

Vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP - WHO của Đỗ Minh Đường
Vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO của Đỗ Minh Đường

Bài thuốc gout Đỗ Minh là bài thuốc dạng thang sắc uống, được sơ chế và bào chế theo quy trình riêng của Đỗ Minh Đường. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh yêu cầu nhà thuốc sẵn sàng bào chế thuốc thành dạng cao đặc, đảm bảo giữ nguyên được tinh tuý dược liệu mà đảm bảo được cả yếu tố tiện lợi, sử dụng nhanh gọn cho sản phẩm.

Bài thuốc này được các chuyên gia đầu ngành đánh giá là phù hợp với mọi thể bệnh gout, mọi đối tượng bệnh và dùng được cả với những người đang gặp vấn đề chức năng gan, thận kém, bệnh về đường tiêu hoá dạ dày.

Cách chăm sóc cho người bị bệnh gout – lời khuyên từ chuyên gia

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, người bị bệnh gout cần chú ý ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi, tránh tái phát.

Chế độ ăn uống lành lạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh gout. Người bệnh cần chú ý:

  • Tăng cường thực phẩm chứa ít purin: các loại hạt (hạnh nhân, óc chó,..) ngũ các, rau nhiều chất xơ, cá nước ngọt,…
  • Tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C
  • Kiêng thực phẩm đạm: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật.
  • Kiêng thực phẩm chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và chất kích thích.

Tập thể dục thường xuyên

Đây là phương pháp đơn giản giúp bạn nâng cao sức khoẻ nói chung và hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh gout nói riêng.

Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động với các môn thể thao phù hợp với thể trạng như bơi lội, đi bộ, cầu lông, yoga,… giúp xương khớp cứng cáp, từ đó giảm sự kết tủa muối urat trên khớp, bảo tồn khả năng vận động của người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi các thói quen xấu như: thức khuya, nhịn tiểu và kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi,…

Hy vọng những thông tin về bệnh gout và giải pháp đẩy lùi bệnh bằng bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường mà chúng tôi cung cấp đã giúp độc giả hiểu hơn về bệnh cũng như có thêm một lựa chọn an toàn, hiệu quả trong công cuộc chiến đấu với bệnh gout.

Hy vọng những thông tin về bệnh gout và giải pháp đẩy lùi bệnh bằng bài thuốc Nam của dòng họ Đỗ Minh mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp độc giả có thêm một lựa chọn an toàn, hiệu quả nữa trong công cuộc chiến đấu chống lại bệnh gout.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh gout hãy liên lạc ngay tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường thông qua Hotline 024 6253 66490963 302 3490984 650 816 (Hà Nội) và 0938 449 7680932 088 186 (TP. Hồ Chí Minh) để được tư vấn. Mọi chi phí khám và tư vấn đề được HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Chúc bạn và gia đình khoẻ mạnh!

XEM THÊM: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo