Bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Chuyên gia giải đáp

Thịt vịt có chứa hàm lượng protein và chất dinh dưỡng đa dạng, rất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, người bệnh gút có ăn được thịt vịt không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Trong bài viết, chuyên gia sẽ đưa ra thông tin giải đáp cũng như hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh. 

Người bệnh gút có ăn được thịt vịt không? 

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thịt vịt có chứa một số thành phần dinh dưỡng như sau: 

  • Hàm lượng protein trong thịt vịt rất cao, cung cấp cho con người lượng calo lớn để làm việc và vận động.
  • Canxi
  • Sắt
  • Photpho
  • Vitamin B1,B2,A,D
Bệnh gút có ăn được thịt vịt không
Bệnh gút ăn nhiều thịt vịt không tốt

Đối với người bình thường, hàm lượng dinh dưỡng trên có thể giúp bồi bổ cơ thể, có lợi cho hoạt động của tuần hoàn. Tuy nhiên, đối với người bệnh gút, nếu sử dụng thịt vịt thường xuyên sẽ rất có hại. Bởi lẽ, hàm lượng protein cao chứa một lượng lớn nhân purin. Một số chuyên gia khuyến cáo, cứ 100g thịt vịt có khoảng 128mg purin. Dung nạp một lượng quá nhiều có thể gây nên một số biến chứng sau: 

  • Nồng độ acid uric tăng cao mất kiểm soát
  • Các triệu chứng bệnh xuất hiện nhiều, theo chiều hướng tiêu cực
  • Cơn đau dữ dội khiến người bệnh đi lại khó khăn
  • Trong trường hợp nặng, có thể gây nên nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, suy thận, bại liệt

Người bệnh gút có ăn được thịt vịt? Lưu ý khi sử dụng 

Thi thoảng người bệnh vẫn có thể thay đổi bữa ăn của gia đình bằng món thịt vịt. Tuy nhiên để hạ hàm lượng purin người bệnh nên lưu ý: 

  • Chỉ nên ăn phần ức vịt
  • Người bệnh không nên ăn da vịt, cánh hoặc phần thịt đùi
  • Không nên chế biến theo các món chiên rán
  • Ưu tiên lựa chọn các món luộc và hấp 
  • Nên kết hợp với các món rau
  • Trong bữa ăn đã có thịt nên hạn chế các món chứa nhiều đạm khác

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người bệnh gút có thể sử dụng một số loại thực phẩm khác. Tốt hơn hết, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia thiết lập thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học. 

Nguyên tắc thiết lập thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh gút

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh gút. Khi người bệnh dùng những thực phẩm có lợi có thể ngăn ngừa cơn đau dữ dội do bệnh gút gây ra. Đối với trường hợp nặng, có thể phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Để có một thực đơn ăn uống khoa học người bệnh nên tuân theo một số nguyên tắc sau đây: 

  • Đảm bảo cân đối tỷ lệ dinh dưỡng: 10% chất đạm, 20% chất béo, 70% chất xơ và các khoáng chất cần thiết khác. 
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao 
  • Không sử dụng rượu bia và các thức uống có cồn 
  • Cần thiết lập thực đơn đa dạng món ăn, dinh dưỡng để cơ thể có năng lượng 
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để tăng khả năng đào thải acid uric trong máu
  • Nên hạn chế các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ, thay vào đó hãy gia tăng chế biến món luộc.
Bệnh gút có ăn được thịt vịt không
Thiết lập thực đơn lành mạnh giảm đau hiệu quả

 Nếu bạn đảm bảo được những nguyên tắc lành mạnh trên, bệnh gút có thể được cải thiện tích cực. Bên cạnh đó, cơn đau giảm dần về mức độ, xuất hiện thưa thớt giúp cuộc sống của người bệnh vui vẻ và lạc quan hơn. 

Người bệnh gút nên ăn gì? Kiêng gì? 

Người bệnh gút nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn sử dụng bất cứ thực phẩm nào. Những thông tin chi tiết trong bài viết có thể giúp người bệnh thiết lập được thực đơn ăn uống lành mạnh, cải thiện triệu chứng gút. 

Bệnh gút có được ăn thịt vịt không? Những thực phẩm tốt cho xương khớp

Người bệnh gút nên ăn gì thì đỡ đau? Những thực phẩm sau đây có thể đẩy lùi cơn đau và phòng biến chứng bệnh hiệu quả.

  • Rau xanh: Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường tuần hoàn, tăng đào thải acid uric hạn chế hình thành tinh thể muối urat, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng và chống oxy hóa, chống thoái hóa xương khớp. Người bệnh nên sử dụng cải bẹ xanh, rau muống, súp lơ, tía tô…
  • Hoa quả: Chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể người bệnh, giảm viêm, giảm đau sưng nhức. Từ đó, hạn chế cơn đau gút tái phát, phòng biến chứng bệnh. Người bệnh nên sử dụng các loại hoa quả chứa kali, acid folic, vitamin C như chuối, bưởi, cam, quýt…
  • Ăn bánh mì, cơm, gạo, miến giúp trung hòa nồng độ acid uric trong máu, hạn chế hình thành hạt tophi gây biến dạng khớp. 
  • Nên sử dụng thịt từ 2-3 lần/ 1 tuần để không làm vượt quá mức acid uric trong máu. Một số loại thịt tốt như: thịt lợn nạc, ức gà, cá rô phi, cá quả…
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan…chứa hàm lượng canxi cao rất tốt cho người bệnh xương khớp
  • Sử dụng một số loại nước uống như dừa, nước ép nghệ, nước lá tía tô để hỗ trợ điều trị bệnh. 
  • Nên thay thế dầu ăn bằng dầu oliu, dầu dừa, dầu vừng,…
  • Tăng cường các thực phẩm có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn, tăng đào thải acid uric trong máu như cần tây, cherry, cải bẹ xanh, sake…
Các loại rau rất tốt cho người bệnh gút
Các loại rau rất tốt cho người bệnh gút

Một số thực phẩm gây hại cho người bệnh gút

Người bệnh nên loại bỏ những thực phẩm sau đây để hạn chế triệu chứng gút tái phát nhiều lần.

  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Chứa nhiều chất phụ gia, đặc biệt là muối gây ảnh hưởng đến chức năng thận và hoạt động đào thải acid uric trong máu. Như vậy, triệu chứng bệnh gút có thể tái phát bất cứ lúc nào.
  • Hải sản: Chứa nhiều chất đạm, khi dung nạp vào cơ thể quá nhiều gây tăng lượng acid uric trong máu, người bệnh gút không nên sử dụng. Tôm, cua, ốc,…là những thực phẩm chứa nhiều nhân purin.
  • Thịt dê, thịt chó, thịt bò: Nếu thường xuyên sử dụng các loại thịt này, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ gia tăng lượng acid uric trong máu, lắng đọng acid uric ở các khớp, dấu hiệu đau nhức dữ dội sau vài giờ.
  • Nội tạng động vật: Chứa hàm lượng cholesterol cao gây ra các biến chứng về tim mạch, nguy hiểm cho cơ thể. 
  • Một số loại cá chứa nhiều purin không tốt cho người bệnh gút như: cá trích, cá thu, cá cơm…
  • Hạn chế các món ăn lên men, muối chua, các gia vị cay, măng, giá đỗ, bởi chúng có thể làm tăng lượng acid uric trong máu. 

Bên cạnh việc thiết lập thực đơn ăn uống lành mạnh, người bệnh nên tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Từ đó, hạn chế triệu chứng khó chịu cũng như ngăn ngừa biến chứng. 

Chữa bệnh gút bằng thảo dược có hiệu quả không? 

Điều trị bệnh gút là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị bệnh phổ biến với những ưu, nhược điểm riêng, bao gồm:

  • Thuốc dân gian: Người bệnh áp dụng các bài thuốc từ cây tía tô, lá lốt, dừa, nghệ…Các bài thuốc dân gian có nguyên liệu dễ tìm kiếm, cách làm đơn giản, tiện lợi. Theo chuyên gia xương khớp, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể làm giảm triệu chứng về lâu dài.
  • Thuốc Tây y: Hiện nay người bệnh thường lựa chọn những loại thuốc nhập ngoại từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Các loại thuốc có hiệu quả nhanh, cắt cơn đau sau 1-2 liều đầu tiên, người bệnh cảm thấy như đã điều trị dứt điểm gout. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt. Một số nghiên cứu đã chứng minh, thuốc tân dược sử dụng lâu dài có thể gây hại cho gan và thận, thậm chí là phản tác dụng. 
  • Thuốc Đông y: Các vị thảo dược tự nhiên có thể thải acid uric, bổ gan, bổ thận, nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng chống biến chứng bệnh. Ngoài ra, bài thuốc Đông y rất an toàn và không có tác dụng phụ, người bệnh nên lựa chọn sử dụng. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc Nam sau đây: Hy thiêm, Thổ phục linh, Trạch tả, Nhọ nồi, Hoàng bá…
Thảo dược tự nhiên an toàn và có hiệu quả cao khi chữa bệnh gút
Thảo dược tự nhiên an toàn và có hiệu quả cao khi chữa bệnh gút

Người bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Đây là câu hỏi băn khoăn của đa số người bệnh. Trong bài viết, chuyên mục đã đưa ra phân tích về tác hại của thịt vịt đối với cơ thể người bệnh gút. Đồng thời đã thiết lập một thực đơn ăn uống lành mạnh cho cơ thể. Người bệnh nên áp dụng. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo