Bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Ăn như thế nào thì đúng?

Đậu phụ là một món ăn quen thuộc, có tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Đây vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Người bệnh cùng theo dõi câu trả lời của chuyên gia trong bài viết. 

Thành phần dinh dưỡng có trong đậu phụ

Đậu phụ được sản xuất từ sữa đậu nành, thêm chất cô đặc để tạo thành khối. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ăn này có chứa nhiều vitamin, acid amin, protein tốt cho cơ thể. Trong 100g đậu phụ có chứa hàm lượng dinh dưỡng như: chất béo, canxi, chất xơ, photpho, đồng, magie, kẽm, sắt…

Một số nghiên cứu khoa học cho thế, đậu phụ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, sử dụng đậu phụ thường xuyên có thể giúp phòng chống bệnh tim mạch, ung thư, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, hạn chế loãng xương…

Tuy nhiên, người bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Đây là câu hỏi băn khoăn của nhiều người. Cơ thể mắc bệnh gút sẽ rất nhạy cảm với thực phẩm, vì vậy bạn nên tìm hiểu chi tiết thông tin trước khi dùng bất cứ loại món ăn nào. 

Bệnh gút có được ăn đậu phụ không?
Đậu phụ có chứa nhiều chất dinh dưỡng

Người bệnh gút có ăn được đậu phụ không? Ăn như thế nào cho đúng?

Bệnh gút là tình trạng các khớp chân, tay bị sưng tấy đỏ, rất đau đớn khi vận động và di chuyển. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn chuyển hóa, gây dư thừa acid uric trong máu. Từ đó, các tinh thể muối urat lắng đọng trong các khớp xương, có thể gây ra biến chứng.

Người bệnh gút có được ăn đậu phụ không? 

Thực đơn ăn uống có vai trò rất quan trọng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gút. Người bệnh không nên sử dụng quá nhiều món ăn chứa nhiều chất purin. Nếu dung nạp nhiều có thể gây tăng acid uric trong máu. Vậy, người bệnh gút có nên ăn đậu phụ không? Câu trả lời là “có thể”. 

Theo phân tích khoa học, đậu phụ  chứa hàm lượng protein trung bình, không quá cao với khoảng 68mg/ 100g. Do đó, khi đậu phụ được thu nạp vào cơ thể vẫn có thể chuyển hóa thành đạm. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều đạm sẽ gây dư thừa, chuyển hóa thành acid uric gây ra một số triệu chứng khó chịu. 

Để khẳng định thêm về việc bị bệnh gút vẫn ăn được đậu phụ, một nghiên cứu của Đại học Quốc Gia Singapore đã thực hiện kiểm tra trên 63.000 người trên 40 tuổi tại quốc gia này. Kết quả cho thấy việc sử dụng đậu phụ không làm ảnh hưởng tới nồng độ acid uric trong máu. Thậm chí nhiều người bị gout cũng không bị ảnh hưởng khi bổ sung thực phẩm này vào khẩu phần ăn.

Vì vậy, để hạn chế purin trong cơ thể mà vẫn dùng được đậu phụ, người bệnh cần sử dụng thực phẩm đúng cách. Người bệnh nên sử dụng đúng khối lượng đậu phụ và cách chế biến theo lời khuyên của chuyên gia. Từ đó hạn chế cơn đau dữ dội bùng phát sau khi ăn. 

Bệnh gút có được ăn đậu phụ không?
Người bệnh gút có thể sử dụng đậu phụ

Lưu ý khi sử dụng đậu phụ người bệnh nên biết

Đậu phụ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng canxi tốt giúp bồi bổ xương khớp. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều đậu phụ vào cơ thể, người bệnh có thể gặp phải cơn đau gút cấp dữ dội. Bên cạnh đó, hoạt chất dư thừa sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác. 

Vì vậy, nên dùng đậu phụ theo những nguyên tắc sau: 

  • Không nên dùng quá 200g đậu phụ mỗi tuần, tốt nhất người bệnh chỉ nên ăn từ 2-3 lần mỗi tháng
  • Chế biến đậu phụ theo cách thanh đạm, hạn chế tối đa dầu mỡ. Nên dùng dầu oliu, vừng, lạc thay thế cho dầu ăn bình thường. 
  • Nên sử dụng đậu phụ ăn kèm với rau xanh
  • Người bệnh gút có ăn được lạc không? Người bệnh gút không nên dùng chung lạc và đậu phụ cũng như các hạt ngũ cốc khác. 
  • Có thể dùng đậu phụ để làm sữa không đường, tuy nhiên nên pha loãng để không làm tăng nồng độ acid uric trong máu. 
  • Cần giữ đậu phụ ở nhiệt độ phù hợp, không dùng các loại đậu có mùi chua hoặc đã lên men. 
  • Không nên sử dụng các thực phẩm nhiều chất purin để chế biến cùng đậu phụ
  • Hạn chế uống rượu bia, các chất có cồn
  • Nên chế biến đậu phụ cùng thịt trắng, ít nhân purin, hạn chế ăn thịt chó, mèo, dê, bò…
  • Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ để thư giãn gân cốt, tránh làm việc nặng nếu người bệnh đau quá nhiều
  • Kết hợp thực đơn ăn uống lành mạnh và phác đồ điều trị bệnh từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp
Bệnh gút kiêng ăn rau gì
Rau xanh rất tốt cho sức khỏe

Những món ăn ngon từ đậu phụ chứa ít purin

Người bệnh kết hợp đậu phụ cùng thực phẩm ít chất purin, ít chất béo. Nếu sử dụng món chiên rán nên sử dụng các loại dầu oliu, lạc, vừng, mè…Hãy theo dõi những món ngon từ đậu phụ tốt cho sức khỏe người bệnh gút trong bài viết. 

Canh rong biển đậu hũ

Rong biển có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Người bệnh gút nên sử dụng canh rong biển đậu hũ khoảng 1-2 lần/ 1 tháng. Công thức chế biến như sau: 

  • Nguyên liệu: Rong biển khô, thịt nạc vai, 50g đậu phụ, hạt nêm, muối…
  • Chế biến: Rong biển ngâm nước cho thật nở, cắt nhỏ miếng vừa ăn. Đậu phụ cắt miếng vuông. Thịt nạc vai thái miếng nhỏ, ướp cùng một chút hạt nêm. Sau đó xào chín thịt và rong biển, cho 1 bát nước ấm vào đun sôi. Sau khi sôi khoảng 15 phút, thả đậu phụ vào canh và tắt bếp. Dùng canh khi còn ấm. 

Đậu phụ trần

Đậu phụ trần không sử dụng các gia vị, dầu ăn hoặc các thực phẩm khác. Khi trần chín, hàm lượng purin trong đậu phụ sẽ giảm. Người bệnh trần chín đậu phụ theo các bước dưới đây: 

  • Chuẩn bị: 1 bát nước sôi, 50g đậu phụ
  • Chế biến: Rót nước sôi vào bát to đã đựng sẵn đậu phụ. Ngâm đậu trong vòng 10 phút và vớt ra. Lưu ý, chỉ nên ăn đậu phụ khi đang còn nóng.
Bệnh gút có được ăn đậu phụ không?
Đậu trần ít chất béo, phù hợp với người bệnh gút

Đậu phụ sốt cà chua

Cà chua là thực phẩm tốt cho cơ thể người bệnh gút. Bởi lẽ, loại quả này chứa nhiều chất xơ, ít hàm lượng purin, sử dụng nhiều không gây cơn đau dữ dội. Người bệnh chế biến món ăn như sau: 

  • Nguyên liệu: 50g đậu phụ, 4 trái cà chua, nước mắm, hạt nêm, dầu oliu. 
  • Chế biến: Đậu phụ chiên vàng cùng dầu oliu. Cà chua cắt hạt lựu. Phi thơm hành tím băm, cho cà chua vào xào nát. Sau đó thêm đậu phụ, nước mắm, hạt đêm và đun sôi đến khi cạn nước. 

Đậu phụ kho thịt

Người bệnh nên sử dụng thịt nạc, có ít mỡ, khối lượng vừa phải sẽ rất tốt cho người bệnh. Bạn không nên sử dụng các loại thịt bò, dê, trâu để chế biến cùng đậu phụ. Tốt nhất nên dùng thịt lợn hoặc ức gà. 

  • Nguyên liệu: 50g thịt lợn, 100g đậu phụ, nước mắm, cà chua, hành tím, hạt nêm. 
  • Chế biến: Thịt lợn thái miếng mỏng vừa ăn. Đậu phụ chiên giòn với dầu oliu. Sau đó phi thơm hành tím, rang cho săn đậu phụ. Thêm đậu phụ vào đảo đều. Thêm 1 bát nước con cùng nước mắm hạt nêm. Đun sôi trên lửa nhỏ đến khi cạn nước. 

Bánh xèo đậu phụ

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của tuổi thơ, nhưng chế biến từ đậu phụ lại ít người biết đến. Người bệnh nên chế biến theo bước dưới đây: 

  • Nguyên liệu: Đậu phụ, 2 quả trứng, bắp cải, gia vị.
  • Chế biến: Dầm nát đậu phụ. Đánh tan 2 quả trứng. Bắp cải thái sợi. Sau đó trộn các nguyên liệu lại với nhau. Nên áp chảo hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi dòn. Có thể thêm ít dầu ăn để tránh bị cháy.

Đậu phụ chiên trứng

Trứng có chứa ít purin, tốt cho hệ tuần hoàn cơ thể. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng chung với đậu phụ. 

  • Nguyên liệu: 50g đậu phụ, 3 quả trứng, dầu oliu. 
  • Chế biến: Đánh tan 3 quả trứng cùng một chút gia vị. Đậu cắt nhỏ miếng vừa ăn. Sau đó nhúng vào trứng, chiên bằng dầu oliu, trên lửa nhỏ. 
Đậu phụ chiêm trứng rất thơm ngon, phù hợp với nhiều người
Đậu phụ chiêm trứng rất thơm ngon, phù hợp với nhiều người

Tất cả những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi: “Người bệnh gút có được ăn đậu phụ không?”. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện đúng lưu ý của bác sĩ để phòng tránh cơn đau gút tái phát dữ dội. 

XEM THÊM: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo