Cây Gắm chữa gout có tốt không? Dùng cây gắm sao cho hiệu quả nhất? [HƯỚNG DẪN TỪ CHUYÊN GIA]

Cây gắm là một loại thảo dược từ lâu được sử dụng rất nhiều trong đông y. Cây gắm còn được biết đến là một bài thuốc đặc trị bệnh Gout. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài thảo dược này với những nội dung trong bài viết dưới đây nhé:

Giới thiệu tổng quan về cây gắm

Cây gắm là một loại cây thân leo, có chiều dài từ 10 – 15m. Loài cây này mọc hoang ở nhiều khu vực, địa hình khác nhau và được xem như một loài cây dại. Tuy nhiên, cây gắm rừng lại được nhiều người sử dụng như một trong những thảo dược chuyên dùng để chữa trị một số bệnh đặc trị về xương khớp, kinh nguyệt ở phụ nữ bởi những đặc tính về dược học của nó.

Đặc điểm của cây gắm

Ở mỗi một vùng miền, cây dây gắm sẽ được gọi theo nhiều tên khác nhau: bắn thàn muối, cây lá gắm, dây gắm rừng, vàng múi nhây, dây sót, cây vương tôn, cây dây mấu…. Trong các bài báo nghiên cứu khoa học, cây gắm được gọi là: Gnetum montanum Mgf., (Gnetum scandens Roxb, Gnetum edule Kurz. Gnetum latifolium Parl.)

Cây gắm rất dễ nhận biết với những đặc điểm chính sau:

  • Thân cây: có màu xanh, nếp nhăn dọc theo thân, ở các đốt thường phình to hơn (hay còn gọi là các mấu)
Cay-Gam-chua-gout-co-tot-khong-dac-diem-cua-cay-gam
Cây gắm chữa gout có tốt không – Đặc điểm của cây gắm
  • Lá mọc dạng đối: từ các đốt trên thân sẽ có 2 cuống lá mọc đối diện nhau và chỉ có một lá duy nhất, thay vì phân nhánh như các loại lá kép, lá mọc vòng khác. Lá cây gắm thuôn dài, đầu nhọn, mặt dưới của lá màu xanh nhạt, mặt trên bóng. Thông thường, cây gắm có những chiếc lá dài hơn 30cm và rộng hơn 10cm.
  • Hoa: hoa của cây gắm có 2 loại là nón cái và nón đực. Trong khi nón cái sẽ mọc thành chùm, phân nhánh 2 – 3 lần, có nhiều “hoa” thì nón đực chỉ phân nhánh 2 lần.
  • Quả: Quả của cây gắm rừng cuống ngắn; bề mặt trơn, bóng; khi chín chuyển sang màu vàng đỏ. Quả thường có vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hằng năm.
  • Phân loại: Có 2 loại cây gắm đen và cây gắm đỏ. Ở các vùng núi phía bắc chủ yếu là loại cây gắm đen. Tuy nhiên, 2 loại cây này đều không có sự khác nhau về đặc tính dược học. Có thể phân biệt cây gắm đỏ bằng cách so sánh về màu sắc, cây gắm đỏ thường có ánh đỏ, thân cây sáng màu hơn so với cây gắm đen.

Phân bổ:

Dựa theo đặc điểm sinh học, cây gắm rừng thường mọc ở khu vực có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, loại cây này thường xuất hiện ở những vùng núi cao như: Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang,…

Cây lá gắm đặc biệt quen thuộc với người dân tộc Tày ở Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang,… bởi thói quen sinh hoạt và ăn uống của người Tày khác với những dân tộc khác. Họ thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm: thịt thú rừng, nấm rừng, măng rừng ủ… Các loại thức ăn này thường chứa rất nhiều purin, chính vì vậy, cây lá gắm được người Tày sử dụng như một loại thảo dược giúp cân bằng hàm lượng purin trong cơ thể.

Cây gắm có tác dụng gì?

Tác dụng của cây gắm từ lâu đã được biết đến rất nhiều trong các bài thuốc Đông y bởi vị đắng, tính bình, tiêu viêm, thải độc. Dây gắm thường được dùng để điều trị một số các loại bệnh như:

  • Hỗ trợ điều trị các vết thương do rắn cắn
  • Thuốc giải độc, chữa sốt rét
  • Giảm các cơn đau nhức xương khớp, viêm khớp
  • Hỗ trợ chuyển hóa, đào thải hàm lượng acid uric trong máu ra ngoài cơ thể
  • Giúp thận giảm gánh nặng loại bỏ lượng acid uric dư thừa
  • Tăng cường chức năng gan, thận  
Cay-Gam-chua-gout-co-tot-khong-Cay-gam-co-tac-dung-gi
Cây Gắm chữa gout có tốt không – Cây gắm có tác dụng gì

Bên cạnh đó, trong Tây y, tác dụng của cây gắm cũng được khẳng định rộng rãi trong các bài nghiên cứu:

  • Dây gắm có chứa nhiều thành phần: gnetin C, gnetin L, resveratrol, gnemonoside C – A – D
  • Tác dụng: ức chế viêm dây thần kinh, kháng khuẩn và đặc biệt là khả năng giảm nồng độ Acid Uric trong máu nhờ hoạt chất. Với công dụng giảm acid uric trong máu nên cây lá gắm được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng của một số bệnh: viêm khớp, tiểu đường, tim mạch…

Tác dụng đặc biệt khi sử dụng cây gắm chữa bệnh gout

Trong rất nhiều công dụng của cây lá gắm được liệt kê ở trên, việc hỗ trợ, điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh gout được xem là công năng nổi bật của loài cây này.

Trong chế độ sinh hoạt, ăn uống hằng ngày, mọi người thường sử dụng rất nhiều các món ăn có chứa nhiều purin (các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại nấm, bia rượu) – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, gây ra bệnh gout. Thói quen ăn uống này sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng âm – dương, tạo nên môi trường axit. Lúc này, hoạt chất resveratrol có trong cây gắm đen có tác dụng tạo môi trường kiềm, tăng khả năng đào thải acid uric, từ đó, giúp giảm lượng acid uric trong máu

Cay-Gam-chua-gout-co-tot-khong-Tac-dung-dac-biet-khi-su-dung-cay-gam-chua-benh-gout
Tác dụng đặc biệt khi sử dụng cây gắm chữa bệnh gout

Bên cạnh đó, các hoạt chất trong cây gắm rừng cũng giúp các tinh thể muối urat có thể chuyển sang dạng lỏng, hỗ trợ quá trình đào thải urat ra khỏi cơ thể thông qua đường mồ hôi, hoặc đường nước tiểu. Nhờ vậy, hạn chế tối đa các cơn gout cấp do lắng đọng quá nhiều muối urat tại các khớp gây ra.

Cách sử dụng cao gắm trong điều trị bệnh gout

Cao gắm Navi được chiết xuất cô đặc 100% từ thân cây và rễ của cây gắm. Chính vì vậy, hiệu quả mang lại của cao gắm trong việc điều trị bệnh gout sẽ cao hơn. Để chữa bệnh gout bằng cao gắm, chúng ta có thể sử dụng theo 2 cách phổ biến sau:

  • Cách 1: Pha cao gắm với nước uống hằng ngày

Với lượng 5g cao gắm, chúng ta có thể pha với 350ml nước sôi, hòa tan và sử dụng sau bữa ăn để cho hiệu quả tốt nhất. Theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa từ 10 -15g cao gắm/ ngày 

  • Cách 2: Ngâm cao gắm với rượu

Ngâm theo tỷ lệ 100g cao : 2L rượu trắng trong vòng từ 2 – 3 ngày. 

Sau mỗi bữa ăn, người bị bệnh gout nên sử dụng một lượng 40 – 50ml rượu cao gắm để đạt hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Các công dụng khác của cao gắm trong chữa bệnh

Mọi người thường sử dụng dây gắm ngâm rượu, hoặc là một thành phần của các bài thuốc trong Đông y, chữa trị nhiều bệnh như:

  • Trị rắn cắn: Ngay sau khi bị rắn cắn, người bệnh phải ngồi yên, không di chuyển. Sau đó, dùng một nắm cây lá gắm giã hoặc nhai nhỏ, đắp lên vết thương và đưa đến các cơ sở y tế để điều trị. Việc đắp lá gắm sẽ giúp cho chất độc của rắn không di chuyển sang các cơ quan khác.
  • Cây gắm chữa bệnh gout: lấy cây dây gắm, cô đặc lại thành cao gắm. Cao gắm pha với nước uống sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
  • Cây gắm giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt: Sử dụng kết hợp cây gắm với một số các loại thảo dược khác: ích mẫu, nhân trần, lá đuôi lươn, nghệ đen… Các thành phần này đem phơi khô, thái nhỏ, sau đó sắc chung với nước uống 2 lần/ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cao gắm trong quá trình điều trị bệnh gout

Tác dụng của việc sử dụng cây lá gắm và cao gắm trong điều trị bệnh gout là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết tác dụng của loại thảo dược này trong việc điều trị bệnh, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Cao gắm không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc chữa bệnh.
  • Cần kiên trì sử dụng cao gắm trong thời gian dài để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Bởi đây là một loại dược liệu, cơ thể cần có thời gian để thích ứng, khác với những hiệu quả ngay lập tức như các loại thuốc Tây y khác.
  • Không tiếp tục sử dụng sản phẩm khi cơ thể có những triệu chứng bất thường: mẩn ngứa, dị ứng, đau bụng, đi ngoài…
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, phù hợp.
  • Có kế hoạch khám định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh

Với những thông tin trên, chắc chắn các bạn đã biết thêm về cây gắm – một loài thảo dược có sẵn trong tự nhiên Việt Nam với những đặc tính, công dụng nổi bật. Đặc biệt, với tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ và điều trị các triệu chứng, cơn đau do viêm khớp, đau nhức xương khớp, bệnh gout gây ra.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat với chúng tôi Zalo