Thực Đơn 7 Ngày Cho Người Bệnh Gout [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]
Dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể mỗi ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và kiểm soát các triệu chứng gout. Sau đây là thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout bạn có thể tham khảo.
Tại sao nên thiết lập thực đơn cho người bệnh gút?
Bệnh gout là bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Sử dụng thực phẩm không hợp lý là yếu tố hàng đầu khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu của bệnh gút. Từ đó gây nên dư thừa chất đạm chuyển hóa thành acid uric trong máu. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chuyên gia xương khớp khuyến cáo, thực đơn ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh gút phòng tránh những nguy cơ sau:
- Sử dụng thực phẩm hợp lý giúp người bệnh trung hòa acid uric trong máu, ngăn ngừa nguy cơ tái phát cơn gout cấp
- Bồi bổ hệ tuần hoàn, tăng đào thải acid uric, hạn chế hình thành tinh thể muối urat tại các khớp xương
- Giảm các cơn đau dữ dội, hạn chế sưng tấy
- Một số loại thực phẩm giúp giảm kích thước hạt tophi
- Ngoài ra, người bệnh ăn uống theo chế độ khoa học giúp phòng các biến chứng nguy hiểm từ gút
- Phòng chống ung thư và một số bệnh về tim mạch
Có thể thấy, thực đơn ăn uống phù hợp với người bệnh gút là yếu tố tiên phong quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp, hạn chế dung nạp các hoạt chất độc vào cơ thể.
Nguyên tắc thiết lập thực đơn cho người bệnh gút
Thực đơn cho người bệnh gút cần thiết lập theo các nguyên tắc dinh dưỡng từ chuyên gia. Thực đơn hàng ngày cho người bệnh gút cần bao gồm những yếu tố sau đây:
Người bệnh gút nên ăn như thế nào là hợp lý?
Người bệnh nên lưu ý một số nguyên tắc chung trong ăn uống dưới đây:
- Đảm bảo phải đầy đủ chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân bằng lần lượt của các thành phần đạm – béo – đường là 12 – 15%; 18 – 20; 65 – 70%.
- Nhu cầu năng lượng hàng ngày đáp ứng đủ 30 – 35 kcal/ kg cân nặng/ngày
- Lượng muối không quá 5g/ ngày; lượng nước là 40ml/kg nặng/ ngày
- Ăn rau nhiều hơn ăn thịt, cá đặc biệt là không nên ăn cá khi đang đói và chỉ nên ăn lượng vừa phải
- Thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức và stress.
- Tăng cường hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,.. để nâng cao sức khoẻ.
- Uống nhiều nước để tăng cường đào acid uric trong máu
- Nên ăn chín, uống sôi để hạ hàm lượng purin của thực phẩm
Người bệnh gút nên ăn gì? Kiêng gì?
Người bệnh nên sử dụng một số nhóm thực phẩm sau đây:
- Nên ăn các loại thịt trắng như ức gà, cá nước ngọt để hạn chế dung nạp purin vào cơ thể
- Bổ sung tinh bột và các thực phẩm chứa carbohydrate có thể làm giảm và hòa tan acid uric vào nước tiểu.
- Người bệnh nên ăn nhiều loại rau củ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tìm hiểu về hàm lượng purin trong rau củ.
- Nên thay thế dầu ăn bằng dầu oliu, lạc, vừng, dừa để hạn chế chất béo, phòng chống các biến chứng tim mạch.
- Nên ưu tiên các món luộc, hấp trong thực đơn cho bệnh gút.
- Không uống rượu bia, thức uống có cồn
- Không nên sử dụng các loại thịt đỏ, thịt dê có chứa nhiều nhân purin
- Hạn chế thực phẩm cay nóng
Top thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout
Người bệnh có thể tìm hiểu một số thực đơn trong bài viết để áp dụng cho người mắc bệnh gút. Thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout bao gồm:
Thực đơn ngày thứ 2
Người bệnh nên bổ sung món chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Một số món ăn người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Bữa sáng: 1 hộp sữa chua, 1 bát con cháo thịt băm.
- Bữa trưa: Thịt lợn rang, rau mồng tơi luộc, nửa chén cơm trắng, tráng miệng bằng chuối chín.
- Bữa tối: Canh rong biển nấu thịt băm, đậu phụ trần, dưa hấu tráng miệng.
Thực đơn cho người bệnh gút ngày thứ 3
Người bệnh nên lựa chọn món ăn không chứa purin. Đặc biệt là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, giúp làm tăng quá trình chuyển hóa, đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Người bệnh nên chọn một số món ăn sau:
- Bữa sáng: Bánh mì, 1 quả trứng ốp la.
- Bữa trưa: Cơm gạo lứt, rau cải bẹ xanh luộc, ức gà luộc, tráng miệng bằng cam.
- Bữa tối: Canh cải cá rô đồng, cơm trắng, cá kho.
Thực đơn ngày thứ 4
Bổ sung thêm thịt nạc, có ít mỡ, khối lượng vừa phải sẽ rất tốt cho người bệnh. Bạn không nên sử dụng các loại thịt bò, dê, trâu để chế biến cùng đậu phụ. Tốt nhất nên dùng thịt lợn hoặc ức gà.
Tham khảo một số món ăn trong ngày sau đây:
- Bữa sáng: Bơ tươi nướng bánh mì, ½ ly sữa tươi không đường.
- Bữa trưa: Đậu phụ rang thịt, củ cải trắng xào, cơm trắng, tráng miệng với nước chè xanh.
- Bữa tối: Yến mạch, thịt lợn nạc áp chảo.
Thực đơn ngày thứ 5
Người bệnh nên dùng một số món ăn chế biến từ các loại lá có chứa thành phần dinh dưỡng chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Người bệnh gút thường xuyên sử dụng các chế phẩm từ lá lốt, tía tô, rau cần tây…để giảm đau xương khớp hiệu quả.
Thực đơn tốt cho người bệnh gút bao gồm những món ăn dưới đây:
- Bữa sáng: Cháo yến mạch, chuối chín.
- Bữa trưa: Cơm trắng, trứng hấp lá lốt, tráng miệng bằng bưởi năm roi.
- Bữa tối: Cơm trắng, cá kho nghệ, bổ sung thêm nước ép lá tía tô.
Thực đơn ngày thứ 6
Người bệnh gút sử dụng một số món ăn chứa tinh bột giúp trung hòa acid uric trong máu, bổ thận, tăng thanh nhiệt giải độc cơ thể, hạn chế acid uric tăng trong máu.
Người bệnh nên dùng thường xuyên các món ăn như:
- Bữa sáng: Cháo đậu xanh
- Bữa trưa: Cơm trắng, thịt gà hầm táo đỏ, canh rau khoai
- Bữa tối: Cơm trắng, cần tây xào thịt, nước ép cà rốt
Thực đơn ngày thứ 7
Thêm hoa quả vào chế độ ăn cho người bị gout. Trái cây giúp hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể người bệnh, giảm viêm, giảm đau sưng nhức. Từ đó, hạn chế cơn đau gút tái phát, phòng biến chứng bệnh hiệu quả.
Một số món ăn chế biến từ hoa quả tốt cho người bệnh gút bao gồm:
- Bữa sáng: Sinh tố bơ chuối, hạt chia, yến mạch
- Bữa trưa: Salad táo, bơ, rau xà lách, quả oliu, ức gà áp chảo.
- Bữa tối: Cá hồi sốt cam, bánh mì, tráng miệng thêm quýt
Thực đơn ngày chủ nhật
Chủ nhật là ngày nghỉ dài, một số người bệnh thường có thói quen ít vận động thay vào đó sẽ nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì vậy, chủ nhật, bạn nên lựa chọn một số món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ sẽ tốt cho cơ thể.
- Bữa sáng: Sữa hạt nguyên chất, bánh mì nướng
- Bữa trưa: Cơm trắng, canh cải thảo và bí đao, thịt lợn hầm củ cải.
- Bữa tối: Khoai lang luộc và nước ép cherry
Hy vọng, những thông tin trong bài viết đã giúp bạn thiết lập được thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout. Bên cạnh đó, người bệnh nên thăm khám bác sĩ thường xuyên, kết hợp điều trị bệnh bằng thuốc để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên luyện tập thường xuyên, nâng cao sức khỏe, hạn chế biến chứng về xương khớp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!